https://dthujs.vn/index.php/dthujs/issue/feedTạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp2024-11-14T02:00:05+00:00Open Journal SystemsTạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháphttps://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1779Đánh giá lượng carbon tích tụ trong rừng ngập mặn khu vực ven biển mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau2024-08-07T09:04:42+00:00TS Nguyễn Thị Hải Lýnthly@dthu.edu.vnTS. Lư Ngọc Trâm Anhlntanh@dthu.edu.vnRừng ngập mặn hình thành và phát triển ở khu vực ven biển có vai trò quan trọng trong hấp thụ và tích trữ carbon. Lượng carbon tích trữ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn thay đổi, phụ thuộc và nhiều yếu tố khác nhau. Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát thành phần loài thực vật ngập mặn và đánh giá phân bố trữ lượng carbon theo khoảng cách từ mép biển. Nghiên cứu đã lập 30 ô tiêu chuẩn (10 m x 10 m), đặt ở các khoảng cách là 0 m, 50 m, 100 m, 200 m và 500 m tính từ mép biển vào. Kết quả đã ghi nhận được 7 loài thực vật thân gỗ thuộc 4 họ. Kết quả nghiên cứu đã ước tính lượng carbon trong sinh khối trên mặt đất dao động từ 72,81±29,03 tấn/ha đến 124,49±40,59 tấn/ha, và trong sinh khối dưới mặt đất dao động từ 32,89±13,71 tấn/ha đến 50,92±18,09 tấn/ha. Lượng carbon đất cao nhất là ở khu vực cách mép biển là 500 m, trung bình khoảng 45,69±4,26 tấn/ha (tầng 0-20 cm) và 104,34±8,80 tấn/ha (tầng 20-60 cm). Nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu cho việc đánh giá trữ lượng carbon rừng, cơ sở khoa học cho công tác quản lý và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn2024-11-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháphttps://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1370Đặc điểm cấu trúc rừng trồng: rừng trồng kê líp và rừng trồng không kê líp tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau2023-10-09T04:54:27+00:00Trần Quốc Khảitranquockhainhrx2009@gmail.comHuỳnh Kiệt Anh Tuấnhkt721411@gmail.comNguyễn Tấn Truyềnntantruyen@yahoo.com.vnNguyễn Hoài Linhnhoailinh121389@gmail.comDương Văn Nhãhuynhphongnhavqg@gmail.comNgô Minh Sangngominhsang1994@gmail.comNghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích xác định cấu rừng Tràm trồng tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Số liệu được thu thập từ 65 ô đo đếm 100 m2 (10 m x 10 m) cho hai kiểu rừng Tràm trồng: rừng trồng kê líp và rừng trồng không kê líp tại Vườn quốc gia U Minh Hạ. Kết quả cho thấy đối với rừng trồng kê líp đường kính trung bình 10,4 ± 0,2 cm; chiều cao vút ngọn trung bình 10,7 ± 0,1 m với trữ lượng bình quân là 213,93 m3/ha. Đối với khu vực rừng trồng không kê líp, đường kính trung bình 8,2 ± 0,1 cm; chiều cao vút ngọn trung bình là 7,7 ± 0,1 m với tổng trữ lượng trung bình là 100,03 m3/ha. Phân bố phần trăm số cây theo cấp đường kính (N%/D1,3) của rừng trồng tại khu vực nghiên cứu có thể được mô phỏng bằng phân bố lý thuyết Weibull. Phương trình mô phỏng cho mối tương quan Hvn/D1,3 của kiểu rừng trồng kê líp là Hvn = 1/(0,0639 + 0,2727/D1,3), rừng trồng không kê líp là Hvn = 1/(0,0822 + 0,4345/D1,3).2024-11-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháphttps://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1607Tuyển chọn vi khuẩn Bacillus spp. sinh enzyme β-galactosidase và xác định điều kiện thích hợp cho quá trình lên men lactose2024-04-22T10:23:18+00:00Cử nhân Lê Huỳnh Băng Nguyênnguyenb1804035@student.ctu.edu.vnCử nhân Nguyễn Như Quỳnhquynhb1804038@student.ctu.edu.vnCử nhân Nguyễn Thị HạnhhanhB1803911@student.ctu.edu.vnThạc sĩ Lưu Minh Châulmchau@ctu.edu.vnThạc sĩ Nguyễn Ngọc Thạnhnnthanh@ctu.edu.vnPGS. TS. Huỳnh Xuân Phonghxphong@ctu.edu.vnNghiên cứu được thực hiện nhằm tuyển chọn các chủng Bacillus spp. có khả năng sinh enzyme β-galactosidase và xác định nhiệt độ, pH thích hợp cho môi trường lên men lactose. Trong 21 chủng Bacillus spp. được khảo sát bằng phương pháp sử dụng X-gal, 6 chủng (B6, B7, B9, B11, B17 và B18) có khả năng sinh enzyme β-galactosidase thông qua hiển thị màu xanh đặc trưng của X-gal trên khuẩn lạc sau 72 giờ. Tuyển chọn được 4 chủng (B6, B9, B17 và B18) hiển thị màu xanh đậm nhất để tiếp tục xác định hoạt tính enzyme bằng phương pháp sử dụng cơ chất ortho-nitrophenyl-β-galactoside (oNPG). Kết quả cho thấy chủng B18 thể hiện hoạt tính enzyme cao nhất nên được định danh bằng kỹ thuật sinh học phân tử và được xác định là Bacillus licheniformis. Điều kiện lên men môi trường chứa lactose của chủng B. licheniformis B18 cũng được xác định ở nhiệt độ 30℃ và pH 7,0 cho hoạt tính enzyme đạt giá trị cao nhất là 533,08 U/L. Chủng B. licheniformis B18 được định hướng tiếp tục nghiên cứu tối ưu các nhân tố khác nhằm sản xuất enzyme β-galactosidase.2024-11-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháphttps://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1564Tylenchulus semipenetrans: loài tuyến trùng gây hại hàng đầu trên cây có múi2024-02-29T09:59:02+00:00Nguyễn Gia Huygiahuybvtv@gmail.comĐặng Thị Kim Uyênuyensofri99@gmail.comBài tổng quan nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về Tylenchulus semipenetrans, một loài tuyến trùng ký sinh có ảnh hưởng đáng kể đến họ cây có múi. Bên cạnh đó, T. semipenetrans được biết đến với khả năng gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe của cây, dẫn đến giảm năng suất và tổn thất kinh tế lớn cho ngành nông nghiệp. Bài nghiên cứu này đi sâu vào sinh học, chu kỳ sống, đặc điểm hình thái và hành vi của loài tuyến trùng này, cung cấp cái nhìn chi tiết về cách thức ký sinh và ảnh hưởng đến cây chủ. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu đề cập đến các thách thức trong việc kiểm soát T. semipenetrans và các phương pháp quản lý hiện nay, bao gồm canh tác, vật lý, sử dụng giống cây trồng kháng bệnh, biện pháp sinh học và hóa học. Sự kết hợp giữa kiến thức về sinh học và công nghệ nông nghiệp hiện đại được nhấn mạnh như một phần quan trọng của chiến lược quản lý loài tuyến trùng ký sinh này. Cuối cùng, bài tổng quan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn về T. semipenetrans, từ đó phát triển các giải pháp kiểm soát bền vững và hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực đến nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.2024-11-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháphttps://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1583Hấp thụ hai photon trong chấm lượng tử với thế Yukawa2024-03-23T08:00:17+00:00Thái Thị Đăng Khương0021412527@student.dthu.edu.vnNguyễn Bích Thảo0021411746@student.dthu.edu.vnNguyễn Văn Công0021412135@student.dthu.edu.vnPGS.TS. Huỳnh Vĩnh Phúchvphuc@dthu.edu.vnChúng tôi nghiên cứu tính chất hấp thụ quang phi tuyến của chấm lượng tử có thế Yukawa, thông qua việc khảo sát quá trình hấp thụ hai photon (TPA) và sử dụng GaAs làm vật liệu minh họa. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa dịch chuyển nội vùng và dịch chuyển liên vùng: chuyển tiếp nội vùng có phổ TPA hẹp hơn và giá trị cực đại cao hơn so với dịch chuyển liên vùng. Đáng chú ý, đỉnh hấp thụ tương ứng với luôn nằm bên trái đỉnh tương ứng với . Hơn nữa, sự phụ thuộc của vị trí đỉnh hấp thụ vào bậc dịch chuyển, , đối với các nội vùng và liên vùng là trái ngược nhau. Chúng tôi cũng quan sát thấy xu hướng dịch chuyển xanh trong phổ TPA với giá trị tăng dần của cả hai tham số và . Những phát hiện này hứa hẹn quan trọng cho sự phát triển của các thiết bị quang tử cải tiến bằng cách tối ưu hóa các đặc tính vật liệu của chấm lượng tử.2024-11-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháphttps://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1793Ảnh hưởng của bột tấm gạo lên men trong khẩu phần thức ăn cỏ lông tây lên sinh khí methane trong điều kiện in vitro từ dịch dạ cỏ bò2024-08-20T03:22:24+00:00Nguyễn Thị Ngọc Trangntntrang@vnkgu.edu.vnNghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học An Giang với mục tiêu xác định ảnh hưởng của các mức bột tấm lên men bằng nấm men (Saccharomyces cerevisiae) bổ sung trong khẩu phần lên sinh khí methane trong điều kiện In vitro với chất nền là cỏ lông tây (Brachiaria mutica). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức là các mức bổ sung bột tấm lên men 0; 5; 10; 15% (w/w) tính trên vật chất khô là cỏ lông tây với 3 lần lặp lại. Kết quả phân tích cho thấy bột tấm lên men có hàm lượng vật chất khô là 42,86% và CP là 8,13% (tính trên vật chất khô). Kết quả pH của các nghiệm thức có sự khác biết có ý nghĩa thống kê với các giá trị 6,99; 6,81; 6,68 và 6,64 tương ứng với các mức bột tấm lên men bổ sung trong khẩu phần 0; 5; 10 và 15% tính trên vật chất khô (P<0,05). Bổ sung bột tấm lên men trong khẩu phần cơ bản là cỏ lông tây trong điều kiện in vitro cho thấy không ảnh hưởng đến tổng lượng khí sinh ra nhưng ảnh hưởng rõ rệt đến nồng độ khí methane và tổng lượng khí methane sinh ra với các giá trị 17,15; 15,64; 16,25 và 14,83% và 11,75; 10,45; 10,01 và 9,60 (ml/500mg vật chất khô) tương ứng với các mức bổ sung 0;5; 10 và 15% bột tấm lên men tính trên vật chất khô. Điều này cho thấy khi bổ sung bột tấm lên men trong khẩu phần cơ bản là cỏ lông tây không ảnh hưởng đến tổng lượng khí sinh ra nhưng ảnh hưởng rõ rệt đến nồng độ khí methane và tổng lượng khí methane sinh ra.2024-11-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháphttps://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1596Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men và chất lượng rượu vang ổi (Psidium Guajava L.)2024-05-25T17:12:24+00:00Ths Nguyễn Thị Hồng Xuyênnthxuyen@ctuet.edu.vnThs. Nguyễn Xuân Hồngnxhong@ctuet.edu.vnThs. Đoàn Phương Linhdplinh@ctuet.edu.vnNguyen Thi Cam Tien Nguyễn Thị Cẩm Tiênntctien1900038@student.ctuet.edu.vnNghiên cứu được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng rượu vang ổi và đồng thời hoàn thiện quy trình lên men rượu vang ổi, góp phần tạo ra sản phẩm rượu vang ổi đạt chất lượng tối ưu nhất. Các yếu tố ảnh hưởng được khảo sát bao gồm: (i) hàm lượng chất khô hòa tan và pH trước lên men; (ii) loại men và tỷ lệ men Saccharomyces; (iii) nồng độ chất trợ lắng gelatine và thời gian trợ lắng. Kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng chất khô hòa tan 20obrix và pH trước lên men 4,5 thì quá trình lên men đạt hiệu suất cao nhất, rượu vang ổi đạt chất lượng cảm quan tốt. Rượu vang ổi được lên men với chủng men Saccharomyces cerevisae với tỷ lệ men 0,05% cho hiệu suất lên men tốt hơn so với chủng men Saccharomyces bajanus, rượu có chất lượng cảm quan tốt và được đánh giá cao. Rượu vang ổi đạt độ trong tốt nhất với nồng độ gelatine 0,25% trong 3 tuần.2024-11-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháphttps://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1473Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn dầu dừa (chiết tách bằng phương pháp đông lạnh và rã đông) và dầu đậu nành đến chất lượng mayonnaise2023-12-11T03:07:02+00:00Nguyễn Văn Kiệtnvkiet@ctuet.edu.vnNguyễn Ngọc Ngân Khánhnnnkhanh@ctuet.edu.vnHoàng Thị Phương Thảohtpthao@ctuet.edu.vnDầu dừa được chiết tách bằng phương pháp đông lạnh và rã đông có nhiều hoạt tính sinh học tốt cho sức khỏe con người. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát khả năng phối trộn dầu dừa (được chiết tách bằng phương pháp đông lạnh và rã đông) với dầu đậu nành (ở các tỷ lệ 1:9, 2:8 và 3:7) trong quá trình chế biến mayonnaise. Chất lượng của mayonnaise được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về độ pH, hàm lượng chất béo, khả năng kháng oxy hóa và chỉ tiêu về vi sinh vật. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba mẫu sản phẩm mayonnaise đều đạt chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam về độ pH, hàm lượng chất béo và chỉ tiêu về vi sinh vật. Một phát hiện thú vị trong nghiên cứu này là khả năng kháng oxy hóa của các mẫu mayonnaise tăng dần khi tỷ lệ dầu dừa : dầu đậu nành tăng dần. Kết quả thú vị này cho thấy tiềm năng của việc phối trộn và thay thế dầu đậu nành bởi dầu dừa trong công nghệ chế biến mayonnaise nhằm tăng cường khả năng kháng oxy hóa cho các sản phẩm mayonnaise.2024-11-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháphttps://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1870Khảo sát khả năng xử lý methylene blue của vật liệu nano silica cấu trúc rỗng được tổng hợp từ tro trấu2024-10-08T02:39:25+00:00Quách Nguyễn Khánh Nguyênqnknguyen@sgu.edu.vnVật liệu HMSNs đã được tổng hợp thành công từ nguồn nguyên liệu tro trấu. Kết quả phân tích FTIR, XRD, TEM và BET cho thấy, HMSN có có dạng hình cầu và cấu trúc rỗng với kích thước hạt trung bình là 200nm, là vật liệu xốp có diện tích bề mặt vật liệu 72,4963 m²/g, thể tích lỗ 0,104cm³/g và kích thước lỗ 8,6771 nm. XRD cho thấy sự hiện diện và bản chất vô định hình của silica. Vật liệu HMSNs thu được có khả năng xử lý tốt Methylene blue, dung lượng hấp phụ MB của vật liệu HMSN đạt mức tối đa là 30.2146 mg/g.2024-11-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháphttps://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1548Xây dựng hệ thức lượng trong tứ giác nội tiếp đường tròn và một số áp dụng2024-02-15T07:18:57+00:00Nguyễn Thị Thanh Trimbimnguyen2710@gmail.comTrần Văn Sựvansudhdntt@gmail.comBài viết xây dựng các hệ thức lượng cho một tứ giác nội tiếp đường tròn. Công thức của Brahmagupta về tính diện tích của tứ giác nội tiếp được giới thiệu và chứng minh chi tiết. Sau đó, chúng tôi xây dựng các công thức lượng giác để tính các góc của một tứ giác nội tiếp trong đường tròn như công thức tính sin, công thức tính cosin và một số công thức tính chiều cao liên quan. Bên cạnh đó một số công thức tính diện tích của tam giác, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật và hình vuông được mô tả lại như một áp dụng trực tiếp công thức dạng Brahmagupta. Một số ví dụ minh họa cho các bài toán liên quan đến tứ giác nội tiếp đường tròn được đề xuất để áp dụng các kết quả đạt được.2024-11-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháphttps://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1765Bộ điều khiển cho sự cộng hưởng đồng nhất giữa hai hệ phương trình vi phân dạng Hindmarsh – Rose 2D và FitzHugh-Nagumo2024-07-30T07:47:53+00:00TS. Phan Văn Long Empvlem@agu.edu.vnSinh viên Nguyễn Tấn Đạtdat_dto210956@student.agu.edu.vnSinh viên Nguyễn Minh Phúcphuc_dto210983@student.agu.edu.vnSinh viên Nguyễn Thị Ngọc Lanlan_dto210970@student.agu.edu.vnSự cộng hưởng đồng nhất là khó có thể xảy ra giữa hai hệ phương trình vi phân hoàn toàn khác nhau ngay cả khi độ mạnh liên kết giữa chúng rất lớn. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu một bộ điều khiển để giúp cho sự cộng hưởng xảy ra giữa hệ phương trình vi phân dạng Hindmarsh-Rose 2D và FitzHugh-Nagumo. Cụ thể, chúng tôi tìm điều kiện đủ để sự cộng hưởng xảy ra với bộ điều khiển đó và mô phỏng số trên R để kiểm tra lại tính hiệu quả của nó.2024-11-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháphttps://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1797Ảnh hưởng của mật độ và độ đạm trong thức ăn đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá chốt trắng (Mystus planiceps) ở giai đoạn cá hương nuôi lên cá giống từ 30 đến 100 ngày tuổi2024-08-26T02:33:46+00:00Nguyễn Công Trángnguyencongtrang@tgu.edu.vnNghiên cứu này được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của mật độ và độ đạm trong thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống (TLS) của cá chốt trắng (Mystus planiceps) giai đoạn cá hương nuôi lên cá giống. Thí nghiệm (TN) được bố trí ngẫu nhiên với 12 nghiệm thức (NT) dựa theo mật độ (con/m2)+độ đạm (%) trong thức ăn gồm NT1: 200 con/m2+TA 30% đạm; NT2: 200 con/m2+34% đạm; NT3: 200 con/m2+38% đạm; NT4: 200 con/m2+42% đạm; NT5: 300 con/m2+30% đạm; NT6: 300 con/m2+34% đạm; NT7: 300 con/m2+38% đạm; NT8: 300 con/m2+42% đạm; NT9: 400 con/m2+30% đạm; NT10: 400 con/m2+34% đạm; NT11: 400 con/m2+38% đạm; và NT12: 400 con/m2+42% đạm. Mỗi NT được lập lại 3 lần và TN được theo dõi trong 70 ngày. Kết quả cho thấy, các chỉ tiêu tăng trưởng về khối lượng của cá ở NT11 đạt cao nhất (Wf=2.308,9 mg; WG=1.592,7 mg/con; DWG=22,8 mg/con/ngày). Bên cạnh đó, các chỉ tiêu tăng trưởng về chiều dài của cá ở NT11 cũng đạt cao nhất (Lf=58,1 mm; LG=24,1 mm/con; DLG=0,344 mm/con/ngày). Hệ số FCR dao động từ 1,9-2,8 và khác biệt không ý nghĩa (p>0,05) giữa các NT. Kết quả TLS của cá biến động từ 64,4-71,1% và cũng khác biệt không ý nghĩa (p>0,05) giữa các NT. Vì vậy, độ đạm 38% trong thức ăn kết hợp với mật độ 400 con/m2 là lựa chọn tốt nhất để nuôi cá chốt trắng từ giai đoạn hương lên cá giống.2024-11-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp