Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp https://dthujs.vn/index.php/dthujs Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp vi-VN Tue, 15 Apr 2025 06:39:51 +0000 OJS 3.2.1.1 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo trong giáo dục khoa học: Tổng quan hệ thống https://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1805 Bài báo này phân tích tổng quan các nghiên cứu về phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mầm non trong giáo dục khoa học. 15 nghiên cứu được công bố từ năm 2009 đến 2024 đã được lựa chọn và phân tích nhằm xác định các phương pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ trong giáo dục khoa học, hiệu quả, yếu tố ảnh hưởng, và thách thức. Kết quả tổng quan cho thấy sự đa dạng trong các cách tiếp cận, bao gồm học tập qua tìm tòi - khám phá, hoạt động STEAM, học tập thông qua vui chơi, và hoạt động khoa học dựa trên thiên nhiên. Tất cả các phương pháp đều cho thấy kết quả tích cực, dù các kỹ thuật đánh giá khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bao gồm đào tạo giáo viên, môi trường học tập, sự tham gia của phụ huynh, và khả năng tiếp cận công nghệ. Những thách thức bao gồm hạn chế về thời gian, rào cản ngôn ngữ, và khó khăn trong việc đánh giá sự sáng tạo. Dựa trên những phát hiện này, chúng tôi đề xuất khung khái niệm NECiSE nhằm cung cấp một công cụ toàn diện cho các nhà nghiên cứu, giáo dục và hoạch định chính sách trong việc thiết kế, thực hiện, và đánh giá các chương trình nuôi dưỡng khả năng sáng tạo cho trẻ mầm non trong giáo dục khoa học. Trần Viết Nhi Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1805 Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang https://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1931 Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên tại các trường trung học cơ sở ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đã có nhiều bước phát triển đáng kể về chuyên môn và nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Dù vậy, vẫn tồn tại một số hạn chế. Tại một số trường, công tác phát triển đội ngũ giáo viên gặp khó khăn, như thiếu hụt giáo viên ở các môn học mới, quy trình tuyển dụng chưa hiệu quả, và chế độ đãi ngộ chưa đủ hấp dẫn. Bài viết này nhằm đưa ra những đóng góp thiết thực, cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc hoạch định chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo viên, cải thiện chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc, từ đó tạo động lực phát triển bền vững cho đội ngũ giáo viên tại địa phương. Kết quả khảo sát thực trạng sẽ là căn cứ để đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng cần thực hiện các khảo sát sâu hơn để giải quyết triệt để những hạn chế đã nêu. Thái Thành Tâm, Phan Ngọc Thạch Copyright (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1931 Mô hình giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp https://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1754 Bài báo làm rõ thực trạng, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp. Để thực hiện điều này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận như phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, hệ thống hóa, đồng thời sử dụng phương pháp điều tra xã hội học. Kết quả điều tra chỉ rõ, lý tưởng cách mạng có vai trò quan trọng trong việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng cho sinh viên. Việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên có thể thực hiện thông qua nhiều mô hình khác nhau. Mô hình giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp hiện nay, có nhiều ưu điểm, song vẫn tồn tại nhiều hạn chế, điều này là một trong những nguyên nhân dẫn tới một bộ phận sinh viên thiếu lý tưởng cách mạng, có biểu hiện giảm sút niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy, chúng tôi đưa ra giải pháp góp phần khắc phục những hạn chế, từ đó nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp góp phần củng cố niềm tin, khơi dậy khát vọng cống hiến của sinh viên vào sự nghiệp cách mạng của Đảng. Nguyễn Chí Hữu, Lê Văn Tùng, Nguyễn Hoàn Thiên, Triệu Thị Cẩm Tú Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1754 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán qua ví điện tử của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp https://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1959 Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán qua ví điện tử của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp. Dữ liệu sử dụng được thu thập từ kết quả khảo sát của 200 sinh viên Khoa Kinh tế với phương pháp chọn mẫu thuận tiện theo các khóa để xác định số lượng khảo sát cho từng khóa. Với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán qua ví điện tử của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp, bao gồm: (1) Nhận thức hữu ích, (2) An toàn và bảo mật, (3) Tính dễ sử dụng, (4) Ảnh hưởng xã hội, (5) Điều kiện thuận lợi. Trong đó, nhận thức hữu ích là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định thanh toán qua ví điện tử của sinh viên Khoa Kinh tế, trường Đại học Đồng Tháp. Dựa trên kết quả phân tích, tác giả đã đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy quyết định thanh toán qua ví điện tử của sinh viên. Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Ngọc Trân Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1959 Quy trình xây dựng câu hỏi đánh giá năng lực vật lí trong dạy học "Mô tả chuyển động" Vật lí 10 theo cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 https://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1953 Cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ thay đổi từ năm 2025, đòi hỏi quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh phải hướng đến việc đánh giá năng lực thay vì chỉ kiểm tra kiến thức. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi đánh giá năng lực theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là cần thiết. Nghiên cứu này đề xuất quy trình xây dựng hệ thống câu hỏi đánh giá năng lực vật lí của học sinh trong dạy học "Mô tả chuyển động" Vật lí 10, đồng thời đánh giá tính khả thi và hiệu quả của hệ thống câu hỏi này trong bối cảnh chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Hệ thống câu hỏi được xây dựng dựa trên ba cấp độ tư duy: Biết, Hiểu, và Vận dụng để đánh giá các thành phần của năng lực vật lí. Sau khi thử nghiệm trên 138 học sinh và 19 giáo viên, hệ thống câu hỏi đã được đánh giá cao về tính khả thi và hiệu quả trong việc đánh giá năng lực. Các câu hỏi ở mức độ Vận dụng, mặc dù khó, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển tư duy phản biện và kĩ năng giải quyết vấn đề thực tế cho học sinh. Giáo viên cũng đánh giá hệ thống này phù hợp với cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông mới, giúp học sinh chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi. Nghiên cứu khẳng định rằng việc phát triển hệ thống câu hỏi đa dạng dựa trên ba cấp độ tư duy là một phương pháp khả thi để nâng cao năng lực học sinh. Đồng thời, cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng hệ thống câu hỏi cho các mạch nội dung khác và các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông, nhằm đảm bảo học sinh có thể phát triển toàn diện về năng lực. Trần Thị Ngọc Ánh, Trương Thanh Thuận Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1953 Phát triển năng lực sử dụng vốn từ đa nghĩa thông qua hệ thống bài tập cho học sinh lớp 5 ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp https://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1993 Ở cấp tiểu học, việc dạy học phát triển năng lực sử dụng vốn từ thông qua bài tập từ đa nghĩa là nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng đối với việc góp phần hình thành và phát triển ngôn ngữ cho học sinh. Việc dạy học từ đa nghĩa không chỉ yêu cầu giáo viên phải nắm vững kiến thức lí thuyết mà quan trọng là phải giúp học sinh nắm được các kĩ năng và hình thành năng lực cần thiết như: Tư duy ngôn ngữ, sử dụng vốn từ, ngôn ngữ giao tiếp,… bởi bất kì năng lực nào cũng đều được hình thành thông qua hoạt động luyện tập, thực hành. Bài viết này trình bày những khái niệm cơ bản về năng lực, các quan điểm về từ đa nghĩa của các nhà ngôn ngữ học và đưa ra các dạng hệ thống bài tập về từ đa nghĩa theo hướng phát triển năng lực gồm các dạng chính như: Tìm từ, Giải nghĩa từ; Nhận diện từ và Đặt câu về từ đa nghĩa. Huỳnh Kim Tường Vi, Huỳnh Thị Mộng Thường, Nguyễn Kim Xuyến Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1993 Thiết kế trò chơi dạy học từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa cho học sinh lớp 3 theo hướng phát triển năng lực https://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/2008 Thiết kế trò chơi dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa cho học sinh lớp 3 theo hướng phát triển năng lực là một giải pháp mang tính hiệu quả cao. Trên tinh thần “học mà chơi, chơi mà học”, “chơi vui học càng vui” nhằm đáp ứng được nhiều yêu cầu khi chơi. Với nhiều ưu điểm như vậy, trò chơi thật sự là một công cụ tạo ra sự hài hòa, thoải mái, không rậpkhuôn, khô cứng, đảm bảo tính tự nhiên trong học tập của học sinh tiểu học một cách hứng thú và hữu ích. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố như “vui vẻ”, “tương tác”, “trải nghiệm” có thể gia tăng sự tham gia học tập, cải thiện động lực và kết quả học tập của học sinh. Việc lựa chọn và tổ chức trò chơi có kiến thức gắn liền với nội dung bài học, giúp học sinh tìm hiểu vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân để tham gia trò chơi. Bài báo tập trung nghiên cứu trò chơi học tập trong dạy học từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa cho học sinh lớp 3, từ đó thiết kế các trò chơi để ứng dụng vào tiết học, nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học. Nguyễn Minh Toàn, Huỳnh Kim Tường Vi, Dương Thị Yến Nhi Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/2008 Một số hình thức biến thể ngữ âm phổ biến ảnh hưởng đến kĩ năng nhận diện, xác định từ trong hoạt động dạy học tiếng Khmer ở An Giang https://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1823 Bài viết khai thác ngữ âm Khmer của địa phương thông qua hoạt động giao tiếp và giảng dạy Tiếng Khmer ở An Giang. Bằng việc sử dụng bảng phiên ngữ API (bảng chữ cái phiên âm quốc tế) của ngữ âm tiếng Khmer, tác giả tiến hành đối chiếu cấu tạo âm và phân tích sự khác biệt trong cách thể hiện thông của phương ngữ Khmer An Giang so với Tiếng Khmer toàn dân, khái quát chúng thành các hình thức biến thể ở tất cá bộ phận âm bằng việc đưa ra những dấu hiệu nhận biết và thu thập, tổng hợp mẫu từ ở các dạng biến thể âm ngữ Khmer An Giang. Chau Chhay Tan Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1823 Sáng tác của Hồ Anh Thái từ góc nhìn liên văn bản https://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1813 Từ việc trình bày những nội dung liên quan về lý thuyết liên văn bản, bài viết triển khai và đi vào phân tích biểu hiện của tính liên văn bản trong sáng tác của Hồ Anh Thái. Nghiên cứu tác phẩm của Hồ Anh Thái nhìn từ lý thuyết liên văn bản, có ý nghĩa quan trọng trong việc khai phá, giải mã những kiến thức về tôn giáo, triết học, lịch sử,... Đồng thời, có cách nhìn nhận khách quan về sự thể nghiệm nghệ thuật của nhà văn khi thâm nhập và lý giải những trầm tích văn hóa của Ấn Độ. Bài viết tập trung diễn giải yếu tố liên văn bản ở những phương diện: Dung hợp vỉa tầng văn hóa Ấn Độ; Tương tác giữa các thể loại văn học và Trích dẫn – một kiểu tính liên văn bản đặc biệt.Tiếp cận sáng tác của Hồ Anh Thái từ góc nhìn liên văn bản không phải điều mới lạ, nhưng thật sự cần thiết; có ý nghĩa củng cố những giá trị đã được ghi nhận, tiếp biến và bổ sung những giá trị còn ẩn tàng. Phân tích này một lần nữa khẳng định sự triển vọng của lí thuyết liên văn bản trong văn chương Hồ Anh Thái nói riêng và trong văn học Việt Nam nói chung. Lê Thị Mỹ Phương Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://dthujs.vn/index.php/dthujs/article/view/1813