Khảo sát hàm lượng phenolic tổng và đánh giá hoạt tính chống oxi hóa của dịch chiết từ bã cà phê được trồng tại tỉnh Đắk Lắk

Huỳnh Văn Chung1, , Đinh Thị Thanh Vy1
1 Khoa Dược, Trường Đại học Buôn Ma Thuột, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Việc chiết xuất các hợp chất phenolic chống oxy hóa từ bã cà phê (SCG) đã qua sử dụng đã được nghiên cứu. Các thí nghiệm chiết được thực hiện theo phương pháp rắn - lỏng thông thường, sử dụng ethanol làm dung môi tại các nồng độ khác nhau (0 – 90%, v/v), tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi (1:10 – 1:40 g/ml), thời gian chiết (10 – 80 phút) và nhiệt độ (30 – 70oC), pH (2-8). Hiệu quả của quá trình chiết xuất được đánh giá thông qua việc xác định hàm lượng phenolic tổng. Hoạt tính kháng oxi hóa cũng được đánh giá thông qua khả năng ức chế H2O2. Nhìn chung hiệu suất chiết tốt nhất khi sử dụng dung môi ethanol có nồng độ 50%; tỉ lệ nguyên liệu/dung môi (NL/DM) thích hợp là 1:40 (g/ml); nhiệt độ 60oC, thời gian chiết là 45 phút, pH = 5. Hàm lượng phenolic là 20,825 mg acid gallic/g nguyên liệu. Hoạt tính kháng oxi hóa tốt với IC50 là 313,447 µg/ml.  Những phát hiện này được quan tâm vì các hợp chất phenolic chống oxy hóa có một vai trò nổi bật trong lĩnh vực y tế và các ứng dụng rộng rãi trong thực phẩm và dược phẩm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Alfarsi M. A., & Lee C. Y. (2008). Optimization of phenolics and dietary fibre extraction from date seeds. Food Chemistry, 108(3), 977-985.
Ballesteros L. F., Teixeira J. A., & Mussatto S. I. (2014). Selection of the solvent and extraction conditions for maximum recovery of antioxidant phenolic compounds from coffee silverskin. Food Bioprocess Technol, 7, 1322-1332.
Bravo, J., Monente, C., Juániz, I., De Peña, M. P., & Cid, C. (2013). Influence of extraction process on antioxidant capacity of spent coffee. Food Research International, 50, 610-616.
Cracolice, M., & Peters, E. (2009). Basics of introductory chemistry: anactive learning approach, CA: Brooks/Cole
de Melo Pereira, G. V., de Carvalho Neto, D. P., Júnior, A. I. M., do Prado, F. G., Pagnoncelli, M. G. B., Karp, S. G., & Soccol, C. R. (2020). Chemical composition and health properties of coffee and coffee by-products. Advances in food and nutrition research, 91, 65-96.
Martins S., Mussatto S. I., Martínez-Avila G., Montanez-Saenz J., & Aguilar C. N., Teixeira J.A. (2011). Bioactive phenolic compounds: production and extraction by solid-state fermentation. Biotechnol, 29, 365-373.
Mussatto, S. I. (2015). Generating biomedical polyphenolic compounds from spent coffee or silverskin. Coffee in Health and Disease Prevention, 93-106.
Naczk, M., & Shahidi, F. (2004). Extraction and analysis of phenolics in food. Journal of Chromatography A, 1054, 95-111.
Nguyễn, T. T. T., Bùi, A. T., Trần, P. H., Hoàng, T. N. N. (2018). Nghiên cứu điều kiện chiết xuất phenolic từ bã cà phê. Food science tech, 243-250.
Rahate, K. P., Padma, R., Parkavi, N. G., & Renjith, V. (2013). Quantitative estimation of tannins, phenols and antioxidant activity of methanolic extract of Imperata cylindrica. International Journal of Research in Pharmaceutical Sciences, 4(1), pp. 73-77.
Rodríguez-Meizoso, I., Jaime, L., Santoyo, S., Señoráns, F. J., & Cifuentes, A. (2010). Subcritical water extraction and characterization of bioactive compounds from Haematococcus pluvialis microalga. Journal of pharmaceutical and biomedical analysis, 51(2), 456-463.
Ruenroengklin, N., Zhong, J., Duan, X., Yang, B., Li, J., & Jiang, Y. (2008). Effects of Various Temperatures and pH Values on the Extraction Yield of Phenolics from Litchi Fruit Pericarp Tissue and the Antioxidant Activity of the Extracted Anthocyanins. International Journal of Molecular Sciences, 9(7), 1333-1341.
TCVN 9745-1:2013, ISO 14502-1:2005 Chè – Xác định các chất đặc trưng của chè xanh và chè đen – Phần 1: Hàm lượng polyphenol tổng số trong chè – Phương pháp đo màu dùng thuốc thử Folin – Ciocalteu.