Hiệu quả phòng trị của một số nhóm hoạt chất kháng sinh và hóa học đối với vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh trên cây hoa vạn thọ (Tagetes papula L.)

Huỳnh Ngọc Tâm1,2, Tô Lan Phương3, Lê Uyển Thanh1,4,
1 Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam
2 Trường Trung học phổ thông Tràm Chim, Đồng Tháp, Việt Nam
3 Trung tâm học liệu Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
4 Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hiệu quả kiểm soát của ba nhóm hoạt chất kháng sinh và hóa học đối với các dòng R. solanacearum gây bệnh héo xanh trên cây hoa Vạn thọ được đánh giá trong điều kiện in vitro và nhà lưới. Thử nghiệm in vitro trên 10 dòng R. solanacearum sau 72 giờ, kết quả cho thấy nhóm hoạt chất Streptomycin + Oxytetracyline có tác dụng ức chế cao đối với mầm bệnh so với hai nhóm còn lại là Oxytetracyline hydrochloride + Gentamicin sulphate, và Oxolinic acid. Sau đó, nhóm Streptomycin + Oxytetracyline và hai dòng R. solanacearum RM3 và RM4 với đặc điểm ít nhạy cảm nhất với nhóm hoạt chất này được thử nghiệm đánh giá hiệu quả kiểm soát bệnh trong điều kiện nhà lưới. Ở các thời điểm 6, 10, 14, 18 ngày sau khi lây nhiễm bệnh, cả hai nghiệm thức có xử lý nhóm hoạt chất Streptomycin + Oxytetracyline kết hợp lây nhiễm bệnh riêng biệt với RM3 hoặc RM4, đều ghi nhận đạt hiệu quả giảm bệnh tương đối cao, dao động từ 46,7% đến 57,2%. Đồng thời, chỉ số tích lũy bệnh theo thời gian (AUDPC) cũng giảm so với các nghiệm thức chỉ lây nhiễm bệnh với dòng RM3 hoặc RM4. Bên cạnh đó, chỉ số bệnh được ghi nhận giảm so với các nghiệm thức chỉ lây nhiễm bệnh với dòng RM3 hoặc RM4. Nhìn chung, nhóm hoạt chất Streptomycin + Oxytetracyline đã thể hiện được hiệu quả giảm bệnh trong phòng trị bệnh héo xanh do R. solanacearum gây ra trên cây hoa Vạn thọ, và có thể được lựa chọn như một trong những biện pháp phòng trị bệnh này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Abbott, W. S. (1925). A method for computing the effectiveness of an insecticide. Journal of econmic entomology, 18, 265-269.
Ateka, E. M., Mwang'Ombe A. W., & Kimenju J. W. (2001). Reaction of Potato Cultivars to Ralstonia solanacearum in Kenya. African Crop Science Journal., 9(1), 251-256.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (2020). Thông tư ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam. Hà Nội: Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Huỳnh, N. T., Lê, U. T., Trần, T. T., Nguyễn, M. Đ., Lưu, T. D., & Nguyễn, T. T. N. (2019). Đánh giá hiệu quả phòng trị của thực khuẩn thể và thuốc trừ vi khuẩn đối với bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum trên cây hoa cúc (Chrysanthemum sp.) ở điều kiện ngoài đồng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chuyên đề Công nghệ sinh học trong nông nghiệp, 95-100.
Jeger, M. J., & Viljanen-Rollinson, S. L. H. (2001). The use of the area under the disease-progress curve (AUDPC) to assess quantitative disease resistance in crop cultivars. Theoritical and Applied Genetic, 102(1), 32-40.
Maia, P. P., Silva, E. C., Rath, S., & Reyes, F. G. R. (2009). Residue content of oxytetracycline applied on tomatoes grown in open field and greenhouse. Food Control, 20, 11-16. http://dx.doi.org/10.1016/j.foodcont.2008.01.007
Nguyễn, T. T. C., & Trần, T. T. T. (2014). Dịch hại trên hoa hồng, Cúc, mai, Vạn thọ. Cần Thơ: NXB Đại học Cần Thơ.
Shtienberg, D., Zilberstaine, M., Oppenheim, D., Herzog, Z., Manulis, S., Shwartz, H., & Kritzman, G. (2001). Efficacy of Oxolinic Acid and Other Bactericides in Suppression of Erwinia amylovora in Pear Orchards in Israel. Phytoparasitica, 29(2), 143-154.
Winstead, N. N., & Kelman, A. (1952). Inoculation techniques for evaluating resistance to Pseudomonas solanacearum. Phytopathology, 42, 628-634.