Phân tích hiệu quả tài chính của nghề nuôi lươn (Monopterus albus) tại khu vực Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá hiện trạng sử dụng tài chính của nghề nuôi lươn ở khu vực Cai Lậy tỉnh Tiền Giang năm 2023 thông qua khảo sát 30 hộ nuôi. Kết quả khảo sát cho thấy, hiện trạng và hiệu quả sử dụng tài chính nuôi lươn ghi nhận được gồm: tổng chi phí nuôi là 14,9 triệu đồng/10m2/vụ, tổng doanh thu 33,06 triệu đồng/10m2/vụ với lợi nhuận 18,06 triệu đồng/10m2/vụ và tỷ suất lợi nhuận là 1,2. Theo kết quả phân tích hồi quy, lợi nhuận nuôi lươn có tương quan thuận với giá bán lươn thương phẩm, năng suất nuôi và có mối tương quan nghịch với các loại chi phí biến đổi như chi phí mua thức ăn, chi phí sử dụng thuốc hóa chất và chi phí mua con giống. Theo đánh giá của nông hộ, nghề nuôi lươn đã mang lại thu nhập cho họ ở mức rất tốt (23,3%) và ở mức tốt (43,3%). Khó khăn lớn nhất (100% hộ chọn) của nghề nuôi lươn hiện nay tại Cai Lậy là giá mua thức ăn cho lươn, chi phí sử dụng thuốc hóa chất để phòng trị bệnh cho lươn tăng cao và tăng liên tục. Bên cạnh đó, có 100% nông hộ muốn tiếp tục phát triển nghề nuôi lươn tại địa phương.
Từ khóa
Cai Lậy, hiệu quả tài chính, lươn đồng, nghề nuôi lươn
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
Huỳnh, V. H., Nguyễn, T. N. H., & Nguyễn, H. H. (2018). So sánh hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi lươn (Monopterus albus) VietGap và nuôi thông thường ở An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 54, số CĐ Thủy sản, 191-198.
Mai, T. L. (04/10/2017). Giảm chi phí sản xuất - vấn đề cần quan tâm với người nuôi thủy sản. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang. Truy cập từ https://snnptnt.tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/giam-chi-phi-san-xuat-van-de-can- quan-tam-voi-nguoi-nuoi-thuy-san/6299299.
Ngọc, D. (21/01/2021). Tiền Giang: Phát triển kinh tế từ nuôi lươn không bùn. Thủy sản Việt Nam. Truy cập từ https://thuysanvietnam.com.vn/tien-giang-phat-trien-kinh-te-tu-nuoi-luon-khong-bun/.
Nguyễn, L. H. (2010). Nghề nuôi lươn. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Việt Nam.
Nguyễn, M. T., Nguyễn, H. H., Huỳnh, V. H., & Lam, M. L. (2019). Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi lươn ở tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 4(101), 126-131.
Nguyễn, T. L. (2015). Khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi lươn (Monopterus albus) ở tỉnh An Giang. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 262, 89-95.
Nguyễn, T. K. Q. (2020). Khảo sát khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất giống lươn đồng (Monopterus albus) ở tỉnh An Giang. AGU International Journal of Sciences, 25(2), 21-27.
Phạm, T. Q. T. (2015). So sánh hiệu quả kinh tế - Kỹ thuật của mô hình nuôi lươn (Monopterus albus) và mô hình nuôi lươn không bùn tại Cần Thơ. Trường Đại học Tây Đô, Việt Nam.
Thảo, Q. (14/07/2020). Tiền Giang: Nuôi lươn không bùn theo cách này, nông dân nhanh thành triệu phú. Dân Việt. Truy cập từ https://danviet.vn/tien-giang-nuoi-luon-khong-bun-theo-cach-nay-mot-nong-dan-tu-ngheo-rot-len-trieu-phu-20200713234146145.htm.
Trần, V. V. (2013). Vai trò và tiềm năng của ngành thủy sản đối với sự phát triển kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long, Việt nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học, 27, 136-144.