Kỹ thuật đoán từ vựng của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh và mối quan hệ của chúng với tỷ lệ đoán từ đúng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm kiểm tra việc sử dụng những kỹ thuật đoán từ vựng của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh khi đọc một bài text và mối quan hệ của chúng với tỷ lệ đoán từ đúng. Sinh viên được chia làm hai nhóm trình độ đọc khác nhau (trình độ đọc cao và thấp) nhờ vào bài kiểm tra về độ thành thạo trong việc đọc của họ. Dữ liệu thu được nhờ vào phương phương pháp think-aloud được thực hiện trên 20 sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Anh của Trường Đại học Cửu Long. Những sinh viên này sẽ cố gắng đoán nghĩa của từ mới trong một bài text cho sẵn. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên sử dụng đa dạng các kỹ thuật đoán nghĩa từ vựng mới nhưng không phải tất cả sinh viên đều sử dụng tất cả các kỹ thuật. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ đoán đúng từ của cả hai nhóm đều rất thấp và nghiên cứu cũng cho thấy không có mối quan hệ nào giữa việc sử dụng kỹ thuật đoán từ với tỷ lệ đoán đúng nghĩa của từ. Nghiên cứu này có thể giúp giáo viên, nhà biên soạn sách và sinh viên chú ý nhiều hơn nữa đến các kỹ thuật khác nhau trong việc đoán nghĩa của từ mới trong bài text.
Từ khóa
Đoán từ, kỹ thuật, phương pháp think-aloud, tỷ lệ đoán từ đúng, từ mới
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
Bialystok, E. (1983). Inferencing: testing the “Hypothesis-Testing” hypothesis. In Seliger, H.W. and Long, M.H (eds), Classroom-Oriented Research in Second-Language Acquisition. Rowley, Mass.: Newbury House, 104-123.
Fraser, C. A. (1999). Lexical Processing Strategy Use and Vocabulary Learning through Reading. Studies in Second Language Acquisition, 21, 225-241.
Haastrup, K. (1987). Using think aloud and retrospection to uncover learners’ lexical inferencing procedures. In C. Faerch& G. Kasper (Eds.), Multilingual matters, No. 30. Introspection in second language research (p.197-212). Multilingual Matters.
Harley, B., & Hart, D. (2000). Vocabulary Learning in the Content-oriented Second-language Classroom: Student Perceptions and Proficiency. Language Awareness, 9(2), 78-96.
Hu, M., & Nassaji, H. (2014). Lexical inferencing strategies: The case of successful versus less successful inferencers. System, 45, 27-38.
Morrison, L. (1996). Talking about words: A study of French as a second language learners’ lexical inferencing procedure. Canadian Modern Language Review, 53, 41-75.
Nassaji, H. (2003). L2 vocabulary learning from context: Strategies, knowledge sources, and their relationship with success in L2 lexical inferencing. TESOL Quarterly, 37, 645-670.
Nassaji, H. (2004). The relationship between depth of vocabulary knowledge and L2 learners’ lexical inferencing strategy use and success. Canadian Modern Language Review, 61 (1), 107-134.
Paribakht, T.S., & Wesche, M. (1999). Reading and “Incidental” L2 Vocabulary Acquisition. Studies in Second Language Acquisition, 21, 195-229.
Pavlik, C., & Segal, M.K (1997). Interactions 2 - Instructor’s Manual/ Test Bank (the 3rd edition). New York: McGraw-Hill Companies.
Riazi, A., & Babaei, N. (2008). Iranian EFL female students, lexical inferencing and its relationship to their L2 proficiency and reading skill. The Reading Matrix, 8(1).
Roskams, T. (1998). What's a guess worth? Chinese students' inferencing strategies for unknown words while reading. Hong Kong Journal of Applied Linguistics, 65-102.
Sahar, A., & Mohammad, T. F. (2016). Revisiting lexical inferencing strategies in L2 reading: a comparison of successful and less successful EFL inferencers. The Reading Matrix: An international online journal.
Soria, J. (2001). A study of Ilokano learners’ lexical inferencing procedures through think- aloud. Second Language Studies, University of Hawaii.
Van Someren M. W., Barnard, Y. F., & Sandberg, J. A. (1994). The think aloud method: A practical guide to modelling cognitive processes. London: Academic Press.
Wang, Q. (2011). Lexical inferencing strategies for dealing with unknown words in reading- a contrastive study between Filipino graduate students and Chinese graduate students. Journal of Language Teaching and Research, 2, 302-313.
Wesche, M., & Paribakht, T. S. (2010). Lexical inferencing in a first and second language: Cross-linguistic dimensions. Bristol, UK: Multilingual Matters.