Tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại trong Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là tác phẩm văn chính luận quan trọng trong văn học Việt Nam hiện đại, được giảng dạy ở chương trình Trung học phổ thông nhiều năm. Các vấn đề như: quyền con người, quyền dân tộc, phương pháp lập luận, phong cách văn chính luận đã được đề cập khá rõ nét; nhưng về giá trị văn hóa - tư tưởng còn có thể tìm hiểu đào sâu, mở rộng thêm. Về phương diện văn hóa - tư tưởng, bản tuyên ngôn hàm chứa tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại. Tinh hoa văn hóa dân tộc trong Tuyên ngôn Độc lập thể hiện ở tinh thần đấu tranh giành độc lập cho đất nước, tự do cho dân tộc; tinh thần nhân đạo và hợp tác quốc tế đạt đến chính nghĩa, văn minh. Tinh hoa văn hóa nhân loại bao gồm những tư tưởng đúc kết trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ (1776), Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1789), chủ nghĩa Xã hội khoa học của Marx - Lenin và chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Bài viết tập trung luận bàn, khẳng định những vấn đề này.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Từ khóa
Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh, tinh hoa văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại
Tài liệu tham khảo
[2]. Declaration of Independence (1776) - The Unanimous Declaration of the thirteen United States of America, www.constitution.org/us_doi.pdf.
[3]. Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh toàn tập (12 tập), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[4]. National Assembly of France (1789), Declaration of the Rights of Man and of the Citizen, www.hrcr.org/docs/frenchdec.html.
[5]. Nhiều tác giả (1997), Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Ái Quốc (1975), Bản án chế độ thực dân Pháp, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
[7]. Lê Thị Tình (2015), “Ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa Tam dân đối với Hồ Chí Minh”, Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 (93) - 2015, tr. 64-70.