Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông (Anabas testudineus) nuôi tại tỉnh Quảng Bình
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thí nghiệm được thực hiện nhằm xác định mật độ thích hợp cho giai đoạn nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông (Anabas testudineus). Cá được nuôi ở 3 mật độ khác nhau (15 con/m2; 25 con/m2 và 35 con/m2). Kết quả cho thấy sự tăng trưởng khối lượng cá ở nghiệm thức I (15 con/m2) và II (25 con/m2) cao hơn ở nghiệm thức III (35 con/m2) sau 4 tháng nuôi (p<0,05). Tương tự, tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức I (84,3%) và thấp nhất ở nghiệm thức III (82,7%) (p>0,05). Ở mức mật độ 15 con/m2, cá tăng trưởng tốt nhất với trọng lượng trung bình 157,3 g/con, tốc độ tăng trưởng đạt 1,3 g/ngày. Nói chung, nuôi thâm canh cá rô đầu vuông với mật độ 15 - 25 con/m2 làm cho cá tăng trưởng tốt hơn.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Từ khóa
Anabas testudineus, cá rô đầu vuông, mật độ nuôi, tăng trưởng, tỷ lệ sống
Tài liệu tham khảo
[2]. Dương Nhựt Long, Nguyễn Thanh Hiệu, Nguyễn Anh Tuấn (2006), “Thực nghiệm nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) thâm canh trong ao đất tại tỉnh Long An”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (số 3), tr. 93-103.
[3]. Trần Thế Mưu, Vũ Văn Sáng (2013), “Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nhụ bốn râu (Eleutheronema tetradactylum Shaw, 1804) giai đoạn ban đầu nuôi thương phẩm”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 11, (số 4), tr. 519-524.
[4]. Trần Minh Phú, Trần Lê Cẩm Tú và Trần Thị Thanh Hiền (2006), “Thực nghiệm nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) bằng thức ăn viên với các hàm lượng đạm khác nhau”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (số 3), tr. 104-109.
[5]. Trần Văn Phước, Trương Minh Chuẩn, Trần Thị Thu Thủy (2012), “Ảnh hưởng của mật độ và thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1910) ương trong giai từ cá hương lên cá giống tại Kiên Giang”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Nha Trang, (số 2), tr. 328-335.
[6]. Vũ Văn Sáng, Trần Thế Mưu, Lê Xân, Phạm Thị Lam Hồng, Trần Thị Nguyệt Minh, Nguyễn Văn Phong, Vũ Văn In (2014), “Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá song chuột (Cromileptes altivelis) giai đoạn từ cá bột lên cá hương”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 11, (số 4), tr. 22-27.
[7]. Trung tâm Khoa học Kỹ thuật và Sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh (2013), Nghiên cứu ứng dụng nuôi cá rô đầu vuông tại Quảng Ninh, Đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học Công nghệ Quảng Ninh.