Dấu ấn cổ tích dân gian trong truyện thiếu nhi Việt Nam sau 1975 - nhìn từ nhân vật kì ảo

Hồ Hữu Nhật1,
1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Văn học dân gian bao gồm nhiều thể loại tự sự: cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, truyện cười, truyện ngụ ngôn… Nhân vật trong mỗi thể loại sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, có một điểm chung của rất nhiều thể loại tự sự dân gian là các nhân vật thường gắn với yếu tố kì ảo. Đó là hệ quả của hư cấu, tưởng tượng và của nhân sinh quan, thế giới quan điển hình của người dân lao động đương thời. Trong truyện thiếu nhi hiện đại, dấu ấn truyện cổ tích dân gian thể hiện rõ thông qua ba khuynh hướng: hiện tượng ảo hóa nhân vật thực, hiện tượng đồng hóa người - vật, sự hiện diện của nhân vật siêu thực. Điều đó chứng thực một điều, dù là sản phẩm của những bối cảnh văn hóa, xã hội và của những quan niệm nghệ thuật khác nhau nhưng giữa văn học dân gian và truyện thiếu nhi đương đại vẫn có một mối liên hệ nhất định.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lã, T. B. L. (2000). Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Nguyễn, N. A. (2007). Chuyện xứ Lang Biang. Hà Nội: NXB Kim Đồng.
Nguyễn, N. T., & cs. (2006). Một thiên nằm mộng. Hà Nội: NXB Kim Đồng.
Nguyễn, Q. T.. (2005). Con quỷ gỗ. Hà Nội: NXB Kim Đồng.
Phạm, H. (2005). Chuyện hoa chuyện quả. Hà Nội: NXB Kim Đồng.
Phong, T. (2005). Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi, tập 1. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
Tô, H. (2006). Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần. Hà Nội: NXB Kim Đồng.
Vân, T., & Nguyên, A. (2002). Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam. Hà Nội: NXB Từ điển bách khoa.
Xukhomlinxki V. A. (1983). Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ. Hà Nội: NXB Giáo dục, Việt Nam.