Nhu cầu học trực tuyến của sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận mùa dịch Covid-19

Lê Thị Yến Trang1, , Đặng Thị Thanh Hậu1
1 Khoa Du lịch - Văn hóa, Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đại dịch Covid-19 đã và đang diễn ra tại các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, tác động mạnh mẽ đến hoạt động giáo dục. Trong bối cảnh này, tất cả các cơ sở giáo dục đều phải có giải pháp đối phó. Một trong những giải pháp đó là thực hiện đào tạo trực tuyến toàn thời gian. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu những nhu cầu, mong đợi của 265 SV chính quy tại trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận nếu được học trực tuyến hoàn toàn trong thời gian phòng chống dịch bệnh. Nghiên cứu sẽ chọn lọc các yếu tố cụ thể và phù hợp của Selim (2007) vào trong khung các nhóm chung của Daniel và Yi-Shun (2008) gồm 3 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu học tập trực tuyến, đó là Giao diện người dùng, Cộng đồng học tập và Nội dung và cá nhân hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về nhu cầu học trực tuyến và xác định có 6 loại khó khăn mà sinh viên thường gặp nhất nếu trải nghiệm học trực tuyến hoàn toàn. Từ đó có sự chuẩn bị chu đáo hơn để việc dạy và học trực tuyến đạt hiệu quả cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Annis, L. F. (1983). The processes and effects of peer tutoring. Human Learning: Journal of Practical Research & Applications.
Bailey, J. E., & Pearson, S. W. (1983). Development of a tool for measuring and analyzing computer user satisfaction. Management science, 29(5), 530-545.
Chang, M. K., & Cheung, W. (2001). Determinants of the Intention to Use Internet/www at Work: A Confirmatory Study. Information and Management, 39(1), 1-14.
Daniel, Y. S., & Yi-Shun, W. (2008). Multi-criteria evaluation of the web-based eLearning system: A methodology based on learner satisfaction and its applications. Computers & Education, 50, 894-905.
Lee, M. S., & An, H. (2018). A study of antecedents influencing eWOM for online lecture website: Personal interactivity as moderator. Online Information Review.
Oliver, R., & Towers, S. (2000). Up time: Information communication technology: Literacy and access fortertiary students in Australia. Canberra: Department of Education, Training and Youth Affairs.
Park, J., Lee, D., & Ahn, J. (2004). Risk-focused e-commerce adoption model: A cross-country study. J. of Global Inform. Technol. Manage.,7, 6-30.
Vũ, T. H., & cs (2013). Tích hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hài lòng của người học vào hệ thống E-learning: Một tình huống tại trường đại học Kinh tế - Luật. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 53.
World Health Organization (2020). Clinical management of severe acute respiratory infection when novel coronavirus (2019-nCoV) infection is suspected: interim guidance (accessed 2020 Feb 17).