Đề xuất cơ sở Quy hoạch vùng trồng nấm rơm ở Đồng bằng sông Cửu Long

Võ Thành Danh1, , Nguyễn Hữu Đặng1, Ngô Thị Thanh Trúc1, Lê Vĩnh Thúc1, Trần Nhân Dũng1, Ong Quốc Cường1, Trương Thị Thúy Hằng1, Thái Đăng Khoa1
1 Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu tiến hành phân tích, đánh giá các yếu tố điều kiện ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nấm rơm dọc theo chuỗi giá trị nấm rơm làm cơ sở quy hoạch bố trí các vùng sản xuất nấm tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long. Số liệu sơ cấp thu thập từ 115 hộ trồng nấm tại hai tỉnh Cần Thơ và Đồng Tháp và 543 hộ trồng lúa (cung cấp rơm rạ) tại bốn tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang được khảo sát bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ Niên giám thống kê các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cùng với phương pháp phân tích thống kê mô tả như tần suất, số tỷ lệ, số trung bình, độ lệch chuẩn, phân tổ thống kê, phân tích ANOVA. Kết quả cho thấy rằng, về quản lý rơm rạ, chỉ có một số ít nông dân có thu hoạch rơm rạ lần lượt trong các vụ Hè Thu, Thu Đông, Đông Xuân là 9%, 10%, 12% trong khi phần lớn họ đốt hoặc vùi rơm rạ trong đồng. Nấm rơm chủ yếu được trồng ngoài trời trong khi các mô hình trồng nấm trong nhà chưa được phát triển nhiều. Dựa trên các điều kiện: (i) nguồn cung cấp rơm rạ, (ii) điều kiện và kỹ thuật trồng nấm, và (iii) nguồn nước tưới đảm bảo, có ba phương án quy hoạch bố trí vùng sản xuất nấm rơm được xây dựng. Theo phương án chọn (Phương án 2), có ba vùng sản xuất nấm rơm tập trung được bố trí là: Vùng I bao gồm các khu vực không bị ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn và đủ nước ngọt quanh năm cho trồng nấm rơm bao gồm các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long; Vùng II bao gồm các khu vực bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn và là các tỉnh ven biển bao gồm các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, Tiền Giang, Trà Vinh; Vùng III bao gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre nơi chủ yếu là mô hình lúa-tôm (Cà Mau, Bạc Liêu) và đang có sự chuyển dịch khỏi lúa nhiều như Bến Tre.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Dobermann, A., & Fairhurst, T. H. ( 2002). Rice straw management. Better Crops International. 16 (Special Supplement): 7-9.
ESCAP-CSAM (2018). Status of straw management in Asia-Pacific and options for integrated straw management (Report and Analysis). 46 p.
Gadde, B., Bonnet S., Menke C., & Garivait S., (2009). Air pollutant emissions from rice straw open field burning in India, Thailand and the Philippines. Environmental Pollution, 157: 1554-1558.
Hien, P. H. 2017. Utilization of rice straw in the world and in Vietnam. Journal of Agricultural Science and Technology, 6: 16-31.
Nam, T. S., Nhu, N. T. H., Chiem, N. H., & Ngan, N. V. C. (2014). To quantify the seasonal rice straw and its use in different provinces in the Vietnamese Mekong Delta. Can Tho University Journal of Science, 32: 87-93.
Van, N. P. H,. Nga, T. T., Arai, H., Hosen, Y., Chiem, N. H., & Inubushi K. (2014). Rice straw management by farmers in a triple rice production system in the Mekong Delta, Vietnam. Tropical Agriculture and Development, 58(4): 155-162.
Van Hung, N., Maguyon-Detras, M. C., Migo, M. V., Quilloy, R., Balingbing, C., Chivenge, P., & Gummert, M. (2020). Rice straw overview: availability, properties, and management practices. Sustainable rice straw management, 1-13.