Phát triển đội ngũ giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên các trường trung học cơ sở ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trong nhà trường nói chung và trường trung học cơ sở nói riêng, đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Đặc biệt trong bối cảnh các trường trung học cơ sở đang thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì vấn đề phát triển đội ngũ, đội ngũ giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên cần được quan tâm nhiều hơn. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, đội ngũ giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở được triển khai nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chưa được triển khai nghiên cứu và công bố. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ở huyện Lộc Ninh và các yếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường.
Từ khóa
Đội ngũ giáo viên, khoa học tự nhiên, trung học cơ sơ, biện pháp phát triển, huyện Lộc Ninh.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.
Lưu Hồng Uyên. (2017). Phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực. Tạp chí Khoa học Giáo dục, 45(10), 25-28.
Mai Thị Yến Lan. (2016). Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 22, 22-25. https://doi.org/10.52714/dthu.22.10.2016.390.
Nguyễn Thị Giang. (2022). Đề xuất một số biện pháp phát triển “năng lực số” cho đội ngũ giáo viên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp Chí Giáo dục, 22(19), 25-28.
Nguyễn Thị Tuyết Hạnh. (2017). Phát triển năng lực thích ứng cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong bối cảnh mới. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 29, 30-36. https://doi.org/10.52714/dthu.29.12.2017.526.