Về một kiểu kết cấu mới của tiểu thuyết việt nam 1940-1945: kết cấu tâm lý
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trong bất kì một tác phẩm văn học nào, đặc biệt là tác phẩm thuộc loại hình văn học tự sự, nghệ thuật xây dựng kết cấu bao giờ cũng được các nhà văn chú ý nhiều hơn cả. Để đảm bảo tính thống nhất và toàn vẹn của một chỉnh thể nghệ thuật, tiểu thuyết Việt Nam chặng đường 1940-1945 đã từ bỏ lối kết cấu của tiểu thuyết truyền thống để xây dựng lối kết cấu mới: kết cấu theo quy luật tâm lý. Với kiểu kết cấu này, nhà văn có nhiều cơ hội để đi sâu vào diễn tả, phân tích các diễn biến tâm lý nhân vật, thậm chí đặc tả cả một quá trình diễn biến của ý nghĩ, tình cảm trong nội tâm nhân vật. Việc xây dựng thành công và hiệu quả kiểu kết cấu này đã phản ánh trình độ tư duy mới mà các nhà văn đạt được để góp phần nâng cao tính hiện đại cho thể loại tiểu thuyết Việt Nam.
Từ khóa
kết cấu, kết cấu của tiểu thuyết, kết cấu tâm lý, tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
[2]. M. Bakhtin (Phạm Vĩnh Cư dịch va giới thiệu) (1992), Ly luận va thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du.
[3]. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[5]. Đỗ Đức Hiểu (1996), "Đọc Bướm trắng của Nhất Linh", Văn học, số 10.
[6]. Mã Giang Lân (chủ biên) (2000), Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam 1940-1945, NXB Văn hoá thông tin.
[7]. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Khải luận, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 32, NXB Khoa học xã hội.
[8]. Vương Trí Nhàn (2002), Lời giới thiệu, in trong tiểu thuyết "Cai", NXB Hải Phòng.
[9]. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004, 2008), Tự sự học, một số vấn đề lý luận và lịch sử (tập 1, 2), NXB Đại học Sư Phạm.