Khảo sát chất lượng của cây Dã yên thảo (Petunia hydrida) qua các thế hệ cành giâm

Nguyễn Thị Đan Thi1,
1 Khoa Nông nghiệp - Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này thực hiện với mục tiêu xác định số thế hệ cành giâm có thể sử dụng làm giống đảm bảo sự sinh trưởng phát triển và chất lượng tốt. Nghiên cứu được thực hiện kế thừa sau khi đã hoàn thành thí nghiệm về nồng độ NAA và số thế hệ cành giâm trong giâm cành cây Dã yên thảo, thí nghiệm này cho kết quả khi giâm cành Dã yên thảo với nồng độ NAA 1.500 ppm cho số lượng rễ (59,62 rễ) chiều dài rễ (6,84 cm), tỉ lệ ra rễ (75%) và tỉ lệ xuất vườn (74,1%) cao ở tất cả các thế hệ cành giâm. Thí nghiệm khảo sát chất lượng của cây Dã yên thảo qua các thế hệ cành giâm cho thấy chiều dài lá, chiều rộng lá, độ bền hoa của các thế hệ cành giâm là như nhau và không khác biệt so với cây trồng từ hạt. Số chồi/cây, số lá/cây, đường kính hoa và số hoa trên cây của cây đối chứng và cây của thế hệ 1 và 2 thì cao hơn so với cây trồng của thế hệ 3 và 4, đồng thời thời gian ra hoa của cây Dã yên thảo ở thế hệ 4 sớm hơn so với các thế hệ còn lại. Kết quả thí nghiệm là có thể sử dụng cành giâm cây Dã yên thảo thế hệ 1 và thế hệ 2 làm cây giống cho sản xuất mà vẫn đảm bảo về chất lượng cây và chất lượng hoa Dã yên thảo khi đem trồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Dole, J. M., & Gibson, J. L. (2006). Cutting propagation. Ball Publishing, Batavia, IL.
Hansen, W. T. (1972). Greenhouse production and Marketing of Petunia. UtahState University, Merrill cazier library.
Hamilton, W. D. (1966). The moulding of senescence by natural selection. Journal of Theoretical Biology, 12, 12-45.
Hartmann, H. T., Kester, D. E., Davies, F. T., & Geneve, R. L. (2002). Plant Propagation:Principles and Practices. USA: Prentice Hall Inc. 7th edition.
Kessler, J. R. (1998). Greenhouse Production of Petunias. USA: Horticulture Auburn University.
Lâm, N. P., & Lê, M. L. (2012). Nhân giống vô tính thực vật. Cần Thơ: NXB Đại học Cần Thơ.
Lerner, B. R., & Mary, W. K. (2002). New Plants from Cuttings, USA: Purdue University. West Lafayette.
Nguyễn, X. L., & Nguyễn, T. K. L. (2005). Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh. Hà Nôi: NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn, T. Đ. T., & Lê, V. H. (2019). Ảnh hưởng của giá thể, nồng độ NAA và số thế hệ cành giâm trong giâm cành cây Dã yên thảo. Tạp chí Khoa học Công nghệ và Nông nghiệp Việt Nam, 6(103), 120-124.
Ratree, S. (2004). Preliminary study on physic nut (Jatropha curcas L,) in Thailand. Pakistan Journal of Biological Science, 7(9), 1620-1623.
Roach, D. A .(1993) Evolutionary senescence in plants. Springer, Van Godewijckstraat 30, 3311 GZ Dordrecht, Netherlands, 9(1-3), 53-64.
Rosie .L., & Keesy, M. W. (9/2002). New plant from cutting ( HO-37- w). Purdue Extension Service for Home Gardener. http://www.purdue.edu/hla/sites/yardandgarden/extpub/
new-plants-from-cuttings-text-only/
Sandhu, A. S., Singh, S. N., Minhas, P. P. S., & Grewal, G. P. S. (1989). Rhizogenesis of Shoot Cuttings of Raspberry (Physalis Peruviana L.). Indian Journal of Horticulture, 46(3), 376-378.
Võ, V. C. (2004). Từ điển thực vật thông dụng (Quyển 2). Hà Nội: NXB Khoa học kỹ thuật, trang 1917.
Wuryaningsih, S. K., & Budiarto, D. S. (2008). The Effect of Planting Methods and Pinching Methods on the Growth and Production of Carnation Cut Flowers. Indonesia Journal of Horticulture, 18(2), 135-140.