Liên kết tiêu thụ làm gia tăng lợi tức cho nông dân: trường hợp trồng lúa nhật tại tỉnh An Giang

Trần Thị Mỹ Phượng1, Lê Cảnh Dũng2,
1 Trung Tâm Khuyến Nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, Việt Nam
2 Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Lúa Nhật được trồng tại tỉnh An Giang trong các năm gần đây phục vụ xuất khẩu sang thị trường có thu nhập cao và chuyên biệt. Nghiên cứu này nhằm đánh giá lợi tức người nông dân thu được từ việc trồng lúa Nhật, đặc biệt trong trường hợp có liên kết tiêu thụ với công ty chế biến xuất khẩu gạo. Nghiên cứu được thực hiện dựa vào số liệu phỏng vấn trực tiếp 120 nông hộ trong vụ Đông Xuân 2021-2022, thuộc ba nhóm (i) hộ trồng lúa Nhật và có hợp đồng với công ty để tiêu thụ, (ii) hộ trồng lúa Nhật và bán lúa cho thương lái và (iii) hộ trồng lúa cao sản nhóm Indica tại tỉnh An Giang. Thống kê mô tả, phân tích phương sai và hồi quy đa biến là những công cụ được sử dụng để phân tích số liệu thu thập. Kết quả cho thấy rằng, lúa Nhật có năng suất tương đối cao và chi phí sản xuất cũng tương đồng với năng suất và chi phí của nhóm trồng lúa Indica. Tuy nhiên nhờ giá thu mua cao hơn của nhóm nông dân có hợp đồng tiêu thụ với công ty chế biến xuất khẩu đã làm tăng lợi nhuận rất đáng kể cho nông dân. Tiếp theo là lợi nhuận của nhóm hộ trồng lúa Nhật bán cho thương lái và cuối cùng là nhóm hộ trồng lúa nhóm Indica. Từ kết quả này một số hàm ý chính sách về giống và liên kết tiêu thụ được khuyến cáo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (2021). Quyết định 555/QĐ-BNN-TT ngày 26/01/2021. Phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo Việt Nam đến 2025 và 2030.
Dang, K. S., & et al., (2005). Review of 3-Year Implementation of Decision 80/2002/QD-TTG of the Prime Minister on Policies Encouraging Agricultural Sales through Contract Farming, Report to the Prime Minister, Ministry of Agriculture and Rural Develop-ment, Hanoi (mimeo).
Le, C. D., Nguyen, P. S., Vo, V. T., Nguyen, T. K. T., & Alfons, E. (2021). The Rice Value Chain in the Mekong Delta, Viet Nam. Project funded by GIZ within The global program Green Innovation Centers for the Agriculture and Food Sector funded by the special initiative “One World, No Hunger” of the German Federal Ministry for Economic Cooperation and Development (BMZ).
Nham, P. T. (2012). Contract farming and ít impacts on income and livelihoods for small-scale farmers: Case study in Vietnam. Journal of Agribusiness and Rural Development, 4(26), 147-166.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang. (2021). Báo cáo tổng kết hàng năm ngành nông nghiệp.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang. (2021). Báo cáo tổng kết hàng năm ngành nông nghiệp.
Tổng cục thống kê. (2022). Sản lượng lúa cả năm phân theo địa phương. Truy cập từ https://www.gso.gov.vn/px-web-2/?pxid=V0615&theme=N%C3%B4ng%2C%20l%C3%A2m%20nghi%E1%BB%87p%20v%C3%A0%20th%E1%BB%A7y%20s%E1%BA%A3n
Trần, M. T. (2017). Một số lưu ý trong sản xuất giống lúa ĐS1. Truy cập từ http://www.giongkiengiang.com/Noidungchitiet.aspx?newid=20983
Trần, M. T. (2015). Lúa Nhật và một số vấn đề cần lưu ý trong canh tác. Truy cập từ http://www.giongkiengiang.com/Noidungchitiet.aspx?newid=774
Tran, Q. N., & Tomoyuki, Y. (2019). Contract Farming and Profitability: Evidence from Rice Crop in the Central Mekong Delta, Vietnam. Agris online Paper in Economics and Informatics, 11(1), 83-92.