Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Trần Tuyên1,
1 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Du lịch nông thôn đã và đang ngày càng trở nên phổ biến như một hoạt động thúc đẩy phát triển cộng đồng địa phương thông qua nâng cao thu nhập cho người dân cũng như bảo tồn các giá trị văn hoá. Phát triển du lịch nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cũng là xu hướng tiềm năng đối với các vùng nông thôn giàu tài nguyên du lịch. Bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp để tìm hiểu một số nội dung cốt lõi về phát triển sản phẩm OCOP nhóm 6 (Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch) gắn với du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay, phát triển sản phẩm OCOP nhóm 6 gắn với du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới là một xu hướng phổ biến trong các văn bản chính sách và thực tiễn Việt Nam cũng có những điều kiện nhất định để phát triển các sản phẩm này. Thời gian qua, các mô hình dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch đã có những thành công bước đầu tại các địa phương, tuy vậy, các mô hình này cũng tồn tại một số hạn chế. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm OCOP nhóm 6 gắn với du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ngô, T. P. L. (2021). Báo cáo tổng hợp đề tài: Phát triển chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh mới. Đề tài cấp Nhà nước KX.01.52/16-20.
Ngô, T. T. T., & Trần, T. (2021). Phát triển Du lịch cộng đồng theo hướng bền vững tại đảo Lý Sơn, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Số 5(4), 1223-1232.
Nguyễn, C. T., & Nguyễn, T. T. B. (2019). Du lịch cộng đồng trên thế giới: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7, 41-47.
Nguyễn, P. H. (2022). Văn hoá quản lý và kinh doanh du lịch. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn, T. L. (2018). Sự tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng của hộ gia đình tại làng văn hóa du lịch Khmer - Trà Vinh. Tạp chí công thương, Số 25, 246-252.
Nguyễn, T. M. H. (2016). Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch miền núi, nghiên cứu điển hình tại Sapa, Lào Cai. Luận án Tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Nguyễn, V. Đ. (2021). Du lịch cộng đồng phát triển bền vững và những bài học kinh nghiệm. Tạp chí Môi trường, Số 10/2021, 61-63. Truy cập từ http://tapchimoitruong.vn/uploads/pdf/112021/So%2010-2021_f96610b.pdf
Phạm, V. L. (2021). Thực trạng du lịch cộng đồng và nhân lực để phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu dân tộc, 10(1), https://doi.org/10.25073/0866-773X/517.
Phạm, L. T. (2018). Liên kết phát triển du lịch cộng đồng. Chính sách phát triển Du lịch cộng đồng và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Hoà Bình.
Phạm, M. H. (2013). Residents’ attitudes and participation in tourism development in Ba Be National Park, Vietnam. Master thesis, Daegu University.
Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương. (2020). Báo cáo Tổng kết Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020. Hà Nội.
Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương. (2022). Báo cáo Tổng kết Chương trình mỗi xã một sản phẩm 8 tháng đầu năm, năm 2022. Hà Nội.
Võ, Q. (2006). Du Lịch Cộng Đồng - Lý Thuyết Và Vận Dụng (Tập 1). Hà Nội: Khoa học và kỹ thuật.