Định hướng thiết kế hoạt động trải nghiệm tìm hiểu văn hóa địa phương cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Lê Thị Kim Anh 1, Huỳnh Thị Nhã Thơ2, , Nguyễn Thị Ngọc Hảo 2
1 Trung tâm Liên kết đào tạo - Bồi dưỡng nghề, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Sinh viên, Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non, Trường Sư phạm, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bối cảnh địa phương rất đa dạng, phong phú và tồn tại ngay trong đời sống thực của trẻ mầm non. Nếu chúng ta không khai thác, không tác động thì chúng vẫn cứ tiếp diễn một cách tự nhiên, khách quan không phụ thuộc vào nội dung hay chương trình giáo dục của trường mầm non nào. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của một nhà giáo dục thì việc phân tích, khai thác và dựa vào bối cảnh địa phương để thiết kế các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non tìm hiểu văn hóa địa phương thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả nhận thức của trẻ và giải quyết được nhiệm vụ giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tất cả đều “do trẻ, vì trẻ và dựa vào trẻ” theo quan điểm của Chương trình Giáo dục mầm non hiện nay. Bài viết này chia sẻ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc cho trẻ mầm non tham gia các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu văn hóa địa phương và định hướng thiết kế các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu văn hóa địa phương cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nhằm góp phần giúp trẻ nâng cao hiểu biết về văn hóa, con người, đặc sản, lễ hội truyền thống và nét đặc trưng văn hóa địa phương Đồng Tháp. Qua đó giáo dục trẻ những giá trị sống tốt đẹp của quê hương, đất nước, hình thành tình yêu quê hương qua quá trình khám phá trải nghiệm trong không gian văn hóa địa phương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. (2014). Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá XI. (2021). Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá XI về xây dựng văn hoá và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo.
Hoàng, P. (2021). Từ điển tiếng Việt. NXB Hồng Đức.
Huỳnh, K. V. (2018). Hoạt động trải nghiệm trong giáo dục cho trẻ mầm non. Cổng thông tin điện tử Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp. Truy cập từ
https://dongthap.edu.vn/cau-chuyen-giao-duc/hoat-dong-trai-nghiem-trong-giao-duc-cho-tre-mam-non.html.
Nguyễn, T. D. & cs. (2022). Biện pháp giáo dục văn hóa địa phương cho trẻ mầm non. Chuyên san Khoa học giáo dục Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Số, 2(62), 174-182.
Thành Nhơn. (2023). Xây dựng văn hóa, con người Đồng Tháp “nghĩa tình, năng động, sáng tạo. Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp. Truy cập từ https://dongthap.gov.vn/chi-tiet-bai-viet/-/asset_publisher/1mOzUrGkrdAE/content/id/14234954.
UNESCO. (2009). Khung Thống kê Văn hóa 2009 (FCS). Viện Thống kê UNESCO. Truy cập từ https://uis.unesco.org/sites/default/files/documents/unesco-framework-for-cultural-statistics-2009-vi.pdf.