Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm phân tích các thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Dữ liệu được thu thập từ 200 cán bộ quản lý và giáo viên của 10 trường mầm non thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Phương pháp sử dụng phiếu khảo sát, trưng cầu ý kiến, sử dụng phương pháp thống kê toán học tính tỷ lệ phần trăm, tính điểm trung bình và xếp thứ hạng để thống kê số lượng, chất lượng về đội ngũ giáo viên mầm non và xử lý số liệu, định lượng kết quả nghiên cứu đưa ra những kết luận phục vụ công tác nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đưa ra năm thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp bao gồm: nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng trong việc phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non; xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non; tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên; thực hiện chế độ, chính sách, tạo môi trường làm việc; kiểm tra, đánh giá công tác phát triển đội ngũ. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để tác giả đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trong tương lai.
Từ khóa
Current situation, preschool teacher, preschool, team development.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Công văn số 1108/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 22 tháng 3 năm 2021 về việc xây dựng Đề án phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Chính phủ. (2006). Báo cáo số 143/BC-CP ngày 31 tháng 10 năm 2006 báo cáo về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
Chính phủ. (2020). Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Đỗ, T. D. (2018). Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam.
Nadler, L., & Nadler, Z. (1989). Developing Human Resources: Concepts and a Model, Jossey Bass Business & Management Series (3rd Edition). Jossey-Bass.
Nguyễn, V. Đ., Phạm, M. G., & Nguyễn, V. B. (2014). Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên mầm non tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 10, 3-7. https://doi.org/10.52714/
dthu.10.10.2014.137.
Petrovski, A. V. (Chủ biên, 1982). Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm,
tập 2 (Đỗ Vân dịch). Hà Nội: NXB Giáo dục.
Singh, R. R. (1994). Nền giáo dục cho thế kỉ XXI - Những triền vọng của châu Á - Thái Bình Dương. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Trần, K. (2004). Khoa học quản lí giáo dục - một số vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB Giáo dục.
Trần, T. H. (2016). Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Vưgôtxki, L. X. (1997). Tuyển tập tâm lí học. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Weinert, F. E. (1998). Sự phát triển nhận thức học tập và giảng dạy. Hà Nội: NXB Giáo dục.