Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành giáo dục công nghệ của giáo viên mẫu giáo tại thành phố Huế

Trần Viết Nhi1, , Lê Thị Mỹ Tánh2
1 Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Việt Nam
2 Trường Mầm non Diệu Viên, Chùa Diệu Viên, thành phố Huế, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành giáo dục công nghệ cho trẻ mẫu giáo của giáo viên mầm non tại thành phố Huế, Việt Nam. Sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương tối thiểu riêng phần (PLS-SEM) với dữ liệu từ 99 giáo viên mẫu giáo, nghiên cứu điều tra tác động của hiểu biết về nội dung giáo dục công nghệ, hiểu biết về phương pháp giáo dục công nghệ, cơ sở vật chất, sự hỗ trợ của các bên liên quan và thái độ đối với thực hành giáo dục công nghệ. Kết quả chỉ ra rằng hiểu biết về phương pháp giáo dục công nghệ có ảnh hưởng mạnh nhất đến thái độ của giáo viên, trong khi sự hỗ trợ của các bên liên quan tác động đáng kể nhất đến thực hành của họ. Đáng chú ý, cơ sở vật chất và thái độ không có tác động đáng kể đến thực hành giáo dục công nghệ của giáo viên. Những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn toàn diện cho giáo viên và tạo môi trường làm việc hỗ trợ để nâng cao việc thực hiện giáo dục công nghệ trong môi trường mầm non. Nghiên cứu cung cấp những hiểu biết quý giá cho các nhà hoạch định chính sách và nhà giáo dục để cải thiện chất lượng giáo dục công nghệ trong các trường mầm non Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Author Biography

Trần Viết Nhi, Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Việt Nam

Trần Viết Nhi là Thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học (Giáo dục mầm non), giảng viên chính tại Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Việt Nam. Hiện tại, Nhi đang học Tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục Mầm non tai Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các lĩnh vực nghiên cứu quan tâm của anh bao gồm giáo dục khoa học và xã hội cho trẻ mầm non, giáo dục STEAM cho trẻ mầm non, học tập thông qua vui chơi nững năm đầu đời và phát triển chuyên môn cho giáo viên mầm non. Đến hết năm 2023, Trần Viết Nhi là tác giả và đồng tác giả của 48 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí/ kỷ yếu uy tín trong nước và quốc tế. Nhi cũng chủ trì và tham gia viết 3 giáo trình, 9 đề tài nghiên cứu khoa học và 3 giải thưởng khoa học.

Tài liệu tham khảo

Adanır, G. A., Delen, I., & Gulbahar, Y. (2023). Research trends in K-5 computational thinking education: a bibliometric analysis and ideas to move forward. Education and Information Technologies, 1-26. https://doi.org/http://dx.doi.org/10.1007/s10639-023-11974-4.
Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision processes, 50(2), 179-211.
Bers, M. U. (2020). Coding as a playground: Programming and computational thinking in the early childhood classroom. Routledge.
Bers, M. U., González-González, C., & Armas–Torres, M. B. (2019). Coding as a playground: Promoting positive learning experiences in childhood classrooms. Computers & Education, 138, 130-145.
Blackwell, C. K., Lauricella, A. R., Wartella, E., Robb, M., & Schomburg, R. (2013). Adoption and use of technology in early education: The interplay of extrinsic barriers and teacher attitudes. Computers & Education, 69, 310-319.
Clements, D. H., & Sarama, J. (2016). Math, science, and technology in the early grades. The Future of Children, 75-94. https://doi.org/10.1353/foc.2016.0013.
Cohen, J. (2013). Statistical power analysis for the behavioral sciences. routledge.
Davis, F. D. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology. MIS quarterly, 319-340.
Dong, C., Cao, S., & Li, H. (2020). Young children’s online learning during COVID-19 pandemic: Chinese parents’ beliefs and attitudes. Children and Youth Services Review, 118, 105440.
Fornell, C., & Larcker, D. F. (1981). Evaluating structural equation models with unobservable variables and measurement error. Journal of marketing research, 18(1), 39-50.
Hair, J. F., Risher, J. J., Sarstedt, M., & Ringle, C. M. (2019). When to use and how to report the results of PLS-SEM. European business review, 31(1), 2-24.
Hair Jr, J. F., Matthews, L. M., Matthews, R. L., & Sarstedt, M. (2017). PLS-SEM or CB-SEM: updated guidelines on which method to use. International Journal of Multivariate Data Analysis, 1(2), 107-123.
Henseler, J., Ringle, C. M., & Sarstedt, M. (2015). A new criterion for assessing discriminant validity in variance-based structural equation modeling. Journal of the academy of marketing science, 43, 115-135.
Hồ, S. H. (2023). Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên mầm non trong xu hướng chuyển đổi số: Nghiên cứu ở một số trường mầm non tỉnh Thanh Hóa. Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng, 55-62.
Lim, B. Y., Lake, V. E., Beisly, A. H., & Ross-Lightfoot, R. K. (2024). Preservice teachers’ TPACK growth after technology integration courses in early childhood education. Early Education and Development, 35(1), 114-131.
Nguyễn, T. H. L., & Đào, T. H. (2022). Vận dụng mô hình STEAM trong tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non. Tạp chí Giáo dục, 22(13), 1-6.
Nikolopoulou, K., & Gialamas, V. (2015). ICT and play in preschool: early childhood teachers’ beliefs and confidence. International Journal of Early Years Education, 23(4), 409-425.
Otterborn, A., Schönborn, K., & Hultén, M. (2019). Surveying preschool teachers’ use of digital tablets: general and technology education related findings. International Journal of Technology and Design Education, 29(4), 717-737.
Pollarolo, E., Papavlasopoulou, S., Granone, F., & Reikerås, E. (2024). Play with Coding Toys in Early Childhood Education and Care: Teachers’ Pedagogical Strategies, Views and Impact on Children's Development A Systematic Literature Review. Entertainment Computing, 100637.
Sarstedt, M., Ringle, C. M., & Hair, J. F. (2021). Partial least squares structural equation modeling. In Handbook of market research (pp. 587-632). Springer.
Sullivan, A., & Bers, M. U. (2019). Computer science education in early childhood: The case of ScratchJr. Journal of Information Technology Education. Innovations in Practice, 18, 113.
Tran, V.-N., Nguyen, T.-V., & Bui, T.-L. (2023). Implementing STEAM Education in Vietnamese Preschools: An Analysis of the National Early Childhood Curriculum Framework The 9th International Conference on Educational Reform (ICER 2023), Thai Lan.
Tran, V. N., Hoang, T. D. P., Truong, T. T. H., Hoang, A. D., & Doan, V. C. (2021). The use of digital technology in the classroom by preschool teachers in Vietnam’s central and central highlands. HNUE Journal of Science. ISSN, 0868-3719.
Trần, V. N., & Nguyễn, T. V. (2021). Giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non. Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 3-14. https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/data/2021/11/7096_01_done-_tran_viet_nhi_-_nguyen_vinh_tuan.pdf
Zeng, Y., Yang, W., & Bautista, A. (2023). Teaching programming and computational thinking in early childhood education: A case study of content knowledge and pedagogical knowledge. Frontiers in Psychology, 14. https://doi.org/10.https://doi.org/10.3389/fpsyg.2023.1252718.