Đánh giá hiệu quả quy trình nuôi cá trê vàng (Clarias macrocephalus) trong hệ thống tuần hoàn kết hợp xử lý chất thải

Nguyễn Thị Hồng Nho1, , Phạm Thanh Liêm2
1 Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên môi trường, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Khoa Công nghệ nuôi trồng thủy sản, Trường Thủy sản, Đại học Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của quy trình nuôi cá trê vàng (Clarias macrocephalus) trong hệ thống tuần hoàn (RAS) kết hợp xử lý chất thải. Thí nghiệm được thực hiện trong hệ thống tuần hoàn với thể tích 4 m3 nước nuôi trong thời gian 4 tháng. Cấu phần của RAS bao gồm 4 bể nuôi có thể tích 1 m3/bể được nối với bể lắng xoáy (350L), bể chứa (350L), bể lọc sinh học (2 m3) và bể bèo tai tượng (diện tích bề mặt 2 m2). Cá có khối lượng trung bình 11 gam/con được thả nuôi trong bể với mật độ 1.000 con/m3. Cá được cho ăn 2 lần/ngày bằng thức ăn viên công nghiệp 41% protein. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá trê vàng nuôi trong RAS quy mô 4m3 thể tích nước nuôi đạt khối lượng 141,0-157,8 g/con, tỉ lệ sống 73,74-88,3 %, năng suất đạt 100,7-141,8 kg/m3 và FCR là 1,02-1,29 sau 120 ngày nuôi. Tăng trưởng về khối lượng (y: tính bằng gram) của cá theo ngày nuôi (x: tính theo ngày) được thể hiện bằng phương trình y = 1,2397x – 3,4465 (R² = 0,9697) với tốc độ tăng trưởng tương đối 2,05%/ngày. Khi cung cấp 1 kg thức ăn (tính trên vật chất khô, chứa 52,2 g N) thì thải ra 19,78% N (chứa 10,32 g N) chất thải rắn và 40,60% N (chứa 21,19 g N) chất thải hòa tan. Bể lọc sinh học xử lý được 32,5% lượng TSS, 3,42% lượng COD, 6,49% lượng PO43- và bể bèo xử lý được 24,7% lượng TSS, 0,37% lượng COD, 17,55 % lượng NO3-, 5,34% lượng PO43-, 12,82% lượng TN của hệ thống nuôi. Lượng nước sử dụng để sản xuất 1 kg cá trê vàng trong RAS là 0,2 m3 nước.

Chi tiết bài viết

Author Biography

PGS.TS Phạm Thanh Liêm, Khoa Công nghệ nuôi trồng thủy sản, Trường Thủy sản, Đại học Cần Thơ

Trưởng Khoa Khoa Công nghệ nuôi trồng thủy sản, Trường Thủy sản, Đại học Cần Thơ

Tài liệu tham khảo

Antoniou, P., Hamilton, J., Koopman, B., Jain, R., Holloway, B., Lyberatos, G., & Svoronos, S. A. (1990). Effect of temperature and pH on the effective maximum specific growth rate of nitrifying bacteria. Water Research 24(1), 97-101. https://doi.org/10.1016/0043-1354(90)90070-M
APHA (American Public Health Association), AWWA (American Water Works Association) & WEF (Water Environment Federation). (1995). Standard method for the examination of water and wastewater, 19th ed. Washington DC: Amer Public Health Assn.
Avnimelech, Y. (2007). Feeding with microbial flocs by tilapia in minimal discharge bioflocs technology ponds. Aquaculture 264(1),140‒147. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2006.11.025
Boyd, C. E. (1990). Water Quality for Pond Aquaculture. Alabama: Birmingham Publishing Company.
Boyd, C. E., & Queiroz, J. F. (2001). Nitrogen, phosphorus loads vary by system-USEPA should consider system variables in setting new effluent rules. The Global Aquaculture Advocate, 4(6), 84–86.
Chen, S., Ling, J., & Blancheton, J-P. (2006). Nitrification kinetics of biofilm as affected by water quality factors. Aquaculture Engineering, 34(3), 179-197. https://doi.org/10.1016/j.aquaeng.2005.09.004
Coniza, E. B., Catacutan, M. R., & Tan-Fermin, J. D. (2003). Growth and yield of Asian catfish Clarias macrocephalus (Gunther) fed different grow-out diets. The Israeli Journal of Aquaculture – Bamidgeh 55 (1), 53-60. https://doi.org/10.46989/001c.20336
Coniza, E. B., Catacutan, M. R., & Tan-Fermin, J. D. (2008). Growth-out culture of the Asian catfish Clarias macrocephalus (Gunther). Tigbauan, Iloilo, Philippines: Aquaculture Department Southeast Asian Fisheries Development Center.
Crab, R., Avnimelech, Y., Defoirdt, T., Bossier, P., & Verstraete, W. (2007). Nitrogen removal techniques in aquaculture for a sustainable production. Aquaculture 270 (1–4), 1-14. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2007.05.006
De la Torre, J. R., Walker, C. B., Ingalls, A. E., Könneke, M. and Stahl D. A. (2008). Cultivation of a thermophilic ammonia oxidizing archaeon synthesizing crenarchaeol. Environmental Microbiology 10(1), 810–818. https://doi.org/10.1111/j.1462-2920.2007.01506.x
De Schryver, P., Crab, R., Defroidt, T., Boon, N., & Verstreate, W. (2008). The basics of bioflocs technology: the added value for aquaculture. Aquaculture, 277(3-4), 125–137. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2008.02.019
Đỗ, T. T. H., & Nguyễn, N. V. T. (2010). Một số vấn đề về sinh lí cá và giáp xác. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
Đoàn, B. N. (2008). “Đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng của mô hình nuôi thâm canh cá trê vàng lai tại xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ”. Luận văn Thạc sĩ ngành Khoa học môi trường, Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam, 2008.
Eding, E.H., van Weerd, J.H. (1999). Grundlagen Aufbau und Management von Kreislaufanlagen. In: Bohl, M. (Ed.), Zucht und Produktion von Süsswasserfischen, second ed., (436–491). DLG–Verlag: Frankfurt, München.
Ekasari, J. (2009). Bioflocs technology: theory and application in intensive aquaculture system. Jurnal Akuakultur Indonesia 8 (2), 117–226. https://doi.org/10.19027/jai.8.117-126
Haug, R. T., & Mc.Carty, P. L. (1972). Nitrification with submerged filters. Journal
Water Pollution Control Federation 44(11), 2086 - 2102.
Haylor, G. S. (1989). The case study for the African catfish, Clarias gariepinus Burchell, 1822, Clariidae: a comparison of the relative merits of Tilapiine fishes, especially Oreochromis niloticus (L.) and C. gariepinus Burchell, for African aquaculture. Aquaculture and Fisheries Management, 20, 279–285.
Junier, P., Molina V., Dorador, C., Hadas, O., Kim, O. K., Junier, T. & Witzel, K. P., & Imhoff, J. F. (2010). Phylogenetic and functional marker genes to study ammonia-oxidizing microorganisms (AOM) in the environment. Applied Microbiology and Biotechnology 85, 425–440. https://doi.org/10.1007/s00253-009-2228-9
Könneke, M., Bernhard, A. E., de la Torre, J. R., Walker, C. B., Waterbury, J. B., & Stahl, D. A. (2005). Isolation of an autotrophic ammonia-oxidizing marine archaeon. Nature, 437, 543-546. https://doi.org/10.1038/nature03911
Kwei Lin, C. (1990). Integrated culture of walking catfish (Clarias macrocephalus) and tilapia (Oreochromis niloticus). Proceeding of the second Asian Fisheries Forum, Tokyo, April 1-2, 1989 (209-212). Phillipines: Asian Fisheries Society, Manila.
Loveless, J. E., & Painter, H. A. (1968). The influence of metal ion concentrations and pH value on the growth of a Nitrosomonas strain isolated from activated sludge. Journal Society for General Microbiology, 52(1), 1-14. https://doi.org/10.1099/00221287-52-1-1
Masser, P. M., Rakocy, J., & Losordo, T. M. (1999). Recirculating aquaculture tank production systems: management of recirculating systems. SRAC Publication 452.
Naylor, S., Brisson, J., Labelle, M. A., Drizo, A., & Comeau, Y. (2003). Treatment of freshwater fish farm effluent using constructed wetlands: the role of plants and substrate. Water Science & Technoly, 48(5), 215-222. https://doi.org/10.2166/wst.2003.0324
Ngô, T. L. (2007). Nuôi trồng một số đối tượng thuỷ hải sản có giá trị kinh tế. Trong: Nguyễn, V.T, Nguyễn, T. H. M, Nguyễn, T. B., Nguyễn, X. L., & Đỗ, V. K.. Bách khoa thuỷ sản, (370-371). Việt Nam: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
Nguyễn, T. H. N, Huỳnh, T. K. H., & Phạm, T. L. (2018). Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên chất lượng nước, tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) trong hệ thống tuần hoàn. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 54(Số chuyên đề: Thủy sản) (1), 108-114. https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2018.016
Nguyễn, T. H. N., Trương, Q. P., & Phạm, T. L. (2019). Ảnh hưởng của phương thức cho ăn lên chất lượng nước, sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá trê vàng (Clarias macrocephalus). Tạp chí Khoa học – Công nghệ, Trường Đại học Nha Trang, số 4, 88-96.
Nguyễn, T. H. N., Trương, Q. P., & Phạm, T. L. (2020). Cân bằng vật chất dinh dưỡng trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá trê vàng (Clarias macrocephalus). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 56 (Số chuyên đề: Thủy sản) (2), 21-28. https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2020.034
Nguyễn, T. H. N., Trương, Q. P., & Phạm, T. L. (2021). Hiệu quả xử lý nước thải nuôi cá trê vàng (Clarias macrocephalus) thâm canh bằng hệ thống thực vật thủy sinh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 57 (Số chuyên đề: Thủy sản), 1-9. https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2021.057.
Nguyễn, T. H. N., Trương, Q. P., & Phạm, T. L. (2022). Khả năng xử lý nước của bèo tai tượng (Pistia stratiotes) trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá trê vàng. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế, 6(1), 2769-2778. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v6n1y2022.826
Peteri, A., Horvath, L., Radich, F., & Pupanne, B. F. (1989). Breeding of African catfish (Clarias gariepinus). Halaszat, 82, 86-91.
Phạm, H. T. (2014). Hiện trạng nuôi cá trê lai (Clarias macrocephalus x Clarias gariepinus) và thực nghiệm nuôi cá trê vàng (C.macrocephalus Gunther, 1864) trong ao đất ở tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam.
Srithong, C., Musig, Y., Areechon, N., & Taparhudee, W. (2015). Water Quality and Growth Performance of Hybrid Catfish (Clarias macrocephalus x C. gariepinus) Comparisons in Two Type of Water Recirculating System and a Water Exchange System. Journal of Fisheries and Environment, 39(3), 57–69. Retrieved from https://li01.tci-thaijo.org/index.php/JFE/article/view/80523
Tal, Y., Schreier, H. J., Sowers, K. R., Stubblefield, J. D., Place, A. R., & Zohar, Y. (2009). Environmentally sustainable land-based marine aquaculture. Aquaculture, 286(1-2), 28-35. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2008.08.043
Water Pollution Control Federation. (1983). Nutrient control. Manual of practice No. FD-7. Washington, D.C.
Yakubu, A. F., Nwogu, N. A, Nwogu, N. A., Olaji, E. D., Ajiboye, O. O., Apochi, J. O., Adams, T. E., Obule, E. E., & Eke, M. (2014). A comparative study on growth performance and survival rate of Clarias gariepinus Burchell, 1822 and Heterobranchus longifilis Valenciesnnes, 1840 under water recirculation system. Agriculture, Forestry and Fisheries, 3(1), 30-33. https://doi.org/10.11648/j.aff.20140301.16
Zidni, I., Herawati, T., Liviawaty, E. (2013). Pengaruh padat tebar terhadap pertumbuhan benih lele sangkuriang Clarias gariepinus dalam sistem akuaponik. Jurnal Perikanan Kelautan, 4(4), 315-324.
Zohar, Y., Tal, Y., Schreier, H. J., Steven, C., Stubblefield, J., & Place, A. (2005). Commercially feasible urban recirculated aquaculture: addressing the marine sector. In: Costa-Pierce, B. (Ed.), Urban Aquaculture. Cambridge, MA: CABI Publishing.