Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa BC15 trên hai mức bón đạm khác nhau tại Ý Yên - Nam Định

Lê Thị Nguyệt1, Tăng Thị Hạnh2
1 Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên
2 Học viên Nông nghiệp Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thí nghiệm tiến hành nghiên cứu sử dụng 4 loại phân bón lá (Đầu Trâu 502, Komix BFC 201, K-Humat 18000ppm, Chitosan) với giống lúa BC15 trên hai nền đạm khác nhau N1 60 kg/ha, N2 90 kg/ha nhằm tăng năng suất, chất lượng đồng thời giảm lượng phân bón qua rễ. Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng, các công thức sử dụng phân bón lá Đầu Trâu 502, Komix BFC 201, K-Humat 18000ppm, Chitosan trên nền đạm N2 90 kg/ha đều cho hiệu quả tốt hơn công thức đối chứng phun nước lã về tất cả các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, phát triển và năng suất dẫn đến hiệu quả kinh tế cao. Trong các loại phân bón lá nghiên cứu thì phân bón lá Đầu Trâu 502 cho hiệu quả tốt nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Bertrand H. et al. (2001), “Towards a Better Understanding of the Genetic and Physiological Basis for Nitrogen Use Effi ciency in Maize”, Plant Physiology, 125 (3), p. 1258-1270.
[2]. Phạm Văn Cường (2005), “Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến năng suất chất khô ở các giai đoạn sinh trưởng và năng suất hạt của giống lúa lai và lúa thuần”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, (số 3), tr. 232-238.
[3]. Phạm Văn Cường và Trần Anh Tuấn (2008), “Ảnh hưởng của Chitosan đến sinh trưởng và năng suất của lúa trồng trong điều kiện phân bón thấp”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, (số 5), tr. 412-417.
[4]. Phạm Tiến Dũng (2010), Thiết kế thí nghiệm và xử lí kết quả bằng phần mềm thống kê IRRISTART,
NXB Tài chính 2010.
[5]. Đỗ Thị Hường và Tăng Thị Hạnh (2014), “Tích lũy chất khô của dòng lúa ngắn ngày mới chọn tạo ở các mức đạm bón khác nhau”, Tạp chí Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn, (số 249), tr. 27-35.
[6]. Nguyễn Thị Lan và Đỗ Thị Hường (2009), “Xác định liều lượng đạm viên nén bón cho lúa tại Thái Bình và Hưng Yên”, Tạp chí khoa học và phát triển, (số 2), tr. 152-157.
[7]. Lê Văn Tri (2001), Hỏi đáp về phân bón, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.