Vấn đề con người trong thơ Thanh Thảo
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nhà thơ Thanh Thảo là cây bút viết ở nhiều thể loại, nhưng sở trường vẫn là thơ, đặc biệt thành công với một số trường ca viết sau chiến tranh. Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Viết về con người trong sáng tác của mình, Thanh Thảo dường như có một tình cảm rất đặc biệt đối với người lính. Ông đã bày tỏ những cảm xúc sẻ chia trân trọng, thông cảm, gửi gắm những thông điệp đáng quý, ẩn chứa sự chiêm nghiệm, triết lí về thân phận của con người trong chiến tranh và trong cuộc sống đời thường. Đọc thơ Thanh Thảo ta bắt gặp những hình ảnh con người được miêu tả rất dung dị, mộc mạc nhưng giàu nghĩa tình. Dẫu cuộc sống khó khăn khắc nghiệt, ở họ luôn có ý chí biết vượt qua số phận để đến với cuộc sống bằng cả trái tim.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Từ khóa
Người lính, thơ Thanh Thảo, vấn đề con người
Tài liệu tham khảo
Thảo, T. (1977). Những người đi tới biển. Hà Nội: NXB Quân đội nhân dân.
Thảo, T. (1984). Từ một đến một trăm. Hà Nội: NXB Hội Nhà văn.
Thảo, T. (1980). Dấu chân qua trảng cỏ. Hà Nội: NXB Hội Nhà văn.
Thảo, T. (2002). Trò chuyện với nhân vật của mình. Hà Nội: NXB Quân đội nhân dân.
Thảo, T. (2002). Cỏ vẫn mọc, Trò chuyện với nhân vật của mình. Hà Nội: NXB Quân đội nhân dân.
Trần, Đ. S. (2008). Lý luận phê bình văn học. NXB Giáo dục.