Đấu tranh bảo vệ căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong kháng chiến chống Mỹ (1961-1965)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ được thành lập theo chủ trương của Đảng, nhằm đấu tranh với việc chính quyền Ngô Đình Diệm (do Mỹ hậu thuẫn) tăng cường các chiến dịch khủng bố phong trào cách mạng ở miền Nam sau khi Hiệp định Geneve được ký kết năm 1954. Các căn cứ này phần lớn được xây dựng ở những khu vực vùng núi có địa hình hiểm trở, điển hình như: Nước Oa, Nước Là, Sơn-Cẩm-Hà, miền Tây tỉnh Quảng Ngãi, Núi Bà, Vân Hòa. Kẻ địch (Quân đội Việt Nam Cộng hòa và quân Mỹ) đã tổ chức nhiều chiến dịch quân sự lớn nhằm tiêu diệt các căn cứ. Quân dân các căn cứ đã xây dựng thế trận, chiến đấu dũng cảm, làm thất bại nhiều cuộc tấn công lớn của địch, bảo vệ an toàn các cơ quan đầu não kháng chiến. Trên thực tế, sự tồn tại và đứng vững của các căn cứ địa đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của phong trào cách mạng địa phương, đồng thời tạo cơ sở để Đảng vạch ra đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam nhằm đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.
Từ khóa
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, căn cứ địa cách mạng, Trung Trung Bộ, cuộc tấn công quân sự, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
[2]. Ban Chỉ huy quân sự huyện Tiên Phước (1999), Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Huyện Tiên Phước (1945-1975), Ban Chỉ huy quân sự huyện Tiên Phước xuất bản.
[3]. Báo cáo bổ sung về tình hình miền núi Liên khu V, Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử Đảng, Kí hiệu K5/13.7.
[4]. Lê Duẩn (1985), Thư vào Nam, NXB Sự thật, Hà Nội.
[5]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 20, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[6]. Đảng ủy - Ban chỉ huy quân sự huyện Trà Bồng (2010), Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Trà Bồng (1945 - 2010), NXB Quân đội Nhân dân.
[7]. Đặc khu ủy Quảng Đà (1965), Báo cáo tình hình địch và hoạt động của ta trong năm 1965, Tài liệu lưu tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng, kí hiệu 39 - III.
[8]. Trần Thuý Hiền (2015), Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), Luận án tiến sĩ Lịch sử Đại học Sư phạm Huế.
[9]. Hội đồng biên soạn lịch sử Nam Trung Bộ kháng chiến (1995), Nam Trung Bộ kháng chiến 1945 - 1975, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[10]. Tài liệu về vấn đề đối phó với mật khu VC ở Trung cao nguyên Trung phần, TTLTQGII, Kí hiệu hồ sơ: PTT 15234.