Đa dạng sinh học thực vật của các kiểu rừng tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau

Trần Quốc Khải1, , Nguyễn Tấn Truyền1, Nguyễn Hoài Linh1, Huỳnh Kiệt Anh Tuấn1, Ngô Minh Sang1, Dương Văn Nhã1, Nguyễn Tấn Truyền1
1 Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Một nghiên cứu về đa dạng thực vật tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau được tiến hành trên 03 kiểu rừng của Vườn Quốc gia U Minh Hạ là rừng tự nhiên, rừng trồng kê líp và rừng trồng không kê líp. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ tháng 03/2020 đến tháng 03/2021. Phương pháp nghiên cứu chính là điều tra thu thập số liệu trên tổng số 95 ô đo đếm ngẫu nhiên được bố trí trong toàn lâm phần Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Đề tài đã sử dụng các phần mềm Microsoft Excel 2007, Statgraphics Centurion XV verson 15.1.02 và Primer 6.0 để xử lý và phân tích số liệu. Kết quả nghiên cứu đã thống kê được Vườn Quốc gia U Minh Hạ có tổng số 41 loài thuộc 28 họ thực vật đang phân bố, trong đó ở kiểu rừng tự nhiên là 37 loài, kiểu rừng trồng kê líp và rừng trồng không kê líp là 13 loài. Nghiên cứu cũng đã phân tích mối quan hệ giữa các nhóm loài bằng sơ đồ nhánh (Cluster) và đồ thị MDS, trong đó nhóm loài có mối quan hệ chặt chẽ trong khu vực nghiên cứu là Tràm (Melaleuca cajuputi) - Choại (Stenochlaena palustris) - Sậy (Phragmites karka) - Vác (Cayratia trifolia).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2011). Báo cáo quốc gia về Đa dạng sinh học.
Đặng, T. T., & Lương, V. M. (2012). Báo cáo kết quả khoa học công nghệ đề tài Xây dựng tiêu bản thực vật Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và Rừng cụm đảo Hòn Khoai. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau.
Dirzo, R., & Raven, P. H. (2003). Global state of biodiversity and loss. Annu. Rev. Environ. Resour,(28), 137-167.
Georgina, M. M., Ken, N., & Alastair, H. F. (2012). Biodiversity and ecosystem services: a multilayered relationship. Trends in Ecology and Evolution, (27), 19-26.
Lê, P. Q. (2014). Peatland and vegetation biodiversity assessment in U Minh Ha National Park, Ca Mau Province. Institute for Enviroment and Natural Resources National University at Ho Chi Minh City .
Lê, T. P., & Châu, H. H. (2014). Khảo sát sự đa dạng sinh học thực vật của các hệ thống canh tác và rừng tràm tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (31), 51-63.
Nguyễn, N. T. (1997). Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Nguyễn, T. B. (2003). Danh lục các loài thực vật Việt Nam, (Tập 2). Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Nguyễn, T. B. (2005). Danh lục các loài thực vật Việt Nam, (Tập 3). Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Phạm, H. H. (1999). Cây cỏ Việt Nam (Quyển I). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.
Phạm, H. H. (1999). Cây cỏ Việt Nam (Quyển II). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.
Phạm, H. H. (1999). Cây cỏ Việt Nam (Quyển III). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.
Robert, K. C., & Jonathan, A. C. (1994). Estimating terrestrial biodiversity through extrapolation. The Royal Society, (345): 101-118.
Singh A., Shi H., Foresman T., & Fosnight E. A. (2001). Status of the world’s remaining closed forests: an assessment using satellite data and policy. Ambio 30, 67-69.
World Flora Online (WFO) Plant List. (2023). Truy cập từ https://wfoplantlist.org.
Viên, N. N., Huỳnh, Đ. H., Cao, H. B., Phạm, V. Q., Bùi, N. T. K., Phan, V. T., & Nguyễn, T. T. H. (2008). Nghiên cứu đa dạng sinh học về thực vật trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Sở Khoa học - Công nghệ - Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Vườn Quốc gia U Minh Hạ (2021). Phương án Quản lý rừng bền vững (Đối với rừng đặc dụng) giai đoạn 2021 - 2030.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả