Đặc điểm cấu trúc rừng trồng: rừng trồng kê líp và rừng trồng không kê líp tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích xác định cấu rừng Tràm trồng tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Số liệu được thu thập từ 65 ô đo đếm 100 m2 (10 m x 10 m) cho hai kiểu rừng Tràm trồng: rừng trồng kê líp và rừng trồng không kê líp tại Vườn quốc gia U Minh Hạ. Kết quả cho thấy đối với rừng trồng kê líp đường kính trung bình 10,4 ± 0,2 cm; chiều cao vút ngọn trung bình 10,7 ± 0,1 m với trữ lượng bình quân là 213,93 m3/ha. Đối với khu vực rừng trồng không kê líp, đường kính trung bình 8,2 ± 0,1 cm; chiều cao vút ngọn trung bình là 7,7 ± 0,1 m với tổng trữ lượng trung bình là 100,03 m3/ha. Phân bố phần trăm số cây theo cấp đường kính (N%/D1,3) của rừng trồng tại khu vực nghiên cứu có thể được mô phỏng bằng phân bố lý thuyết Weibull. Phương trình mô phỏng cho mối tương quan Hvn/D1,3 của kiểu rừng trồng kê líp là Hvn = 1/(0,0639 + 0,2727/D1,3), rừng trồng không kê líp là Hvn = 1/(0,0822 + 0,4345/D1,3).
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Từ khóa
Cà Mau, cấu trúc, rừng trồng, U Minh Hạ, Vườn Quốc gia
Tài liệu tham khảo
Cao, T. T. H., & Đỗ, H. H. (2019). Một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ rừng tự nhiên trạng thái IIIA1 ở sườn Đông và sườn Tây tại Phân khu phục hồi sinh thái của Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp,số 1, 45-51.
Cao, T. T. H., Nguyễn, Đ. C., Bùi, M. H., & Nguyễn, V. B. (2019). Một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ của rừng lá rộng thường xanh tại Vườn quốc gia Ba Bể.Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 3, 35-45.
Phạm, Q. V., & Cao, T. T. H.(2018). Một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của rừng tự nhiên trạng thái IIIA tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 1, 69-78.
Nguyễn, M. C. (2018). Đặc điểm cấu trúc và đa dạng thực vật thân gỗ của các trạng thái rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận. Luận ánTiến sĩ Lâm nghiệp. Trường Đại họcNông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Nguyễn, T B. (2014). Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng và cây lá kim tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 2, 3255-3263.
Trần, V. C. (1990). Khả năng ứng dụng mô phỏng toán để nghiên cứu một vài đặc trưng cấu trúc và động thái của hệ sinh thái rừng Khộp Tây Nguyên. Luận án Phó Tiến sĩ Nông học. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Vườn Quốc gia U Minh Hạ. (2021). Phương án Quản lý rừng bền vững (Đối với rừng đặc dụng) giai đoạn 2021 - 2030.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Trần Quốc Khải, Nguyễn Tấn Truyền, Nguyễn Hoài Linh, Huỳnh Kiệt Anh Tuấn, Ngô Minh Sang, Dương Văn Nhã, Nguyễn Tấn Truyền, Đa dạng sinh học thực vật của các kiểu rừng tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 12 Số 8 (2023): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Việt)