Ngôn ngữ thân thể trong truyện ngắn của một số nhà văn nữ

Trương Thị Thu Thanh1,
1 Trường Đại học Phú Yên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Văn học hậu hiện đại với sự phát triển của một nền lý luận mới. Nhiều tác giả, tác phẩm ra đời trên dòng chảy ấy. Ngoài những tác giả nam kỳ cựu như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái,… những cây bút nữ cũng để lại nhiều ấn tượng trong lòng đọc giả. Với lối viết mang đặc trưng riêng trong thi pháp nghệ thuật, bằng ngôn ngữ thân xác, Đỗ Hoàng Diệu, Y Ban, Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ,… cũng làm nên tên tuổi của mình. Với ý thức phái tính và nữ quyền, các tác giả nữ cùng nhau đồng hành trên con đường văn chương. Họ hướng đến những khát khao bình đẳng xã hội hơn là sự mua vui của con chữ. Với những tác phẩm truyện ngắn đặc sắc các tác giả đã thể hiện lối viết đầy táo bạo vượt khỏi những khuôn mẫu định sẵn. Ngôn ngữ thân thể đã trở thành vũ khí sắc bén đánh vào những kẻ hạ lưu và thể hiện tiếng nói lớn của giới thứ hai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Phan Tuấn Anh (2011), Quá trình giải phóng thiên tính nữ trong văn học nghệ thuật - từ góc nhìn mỹ học tính dục, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường Đại học Khoa học Huế.
[2]. Y Ban (2007), I am đàn bà, NXB Phụ Nữ, Hà Nội.
[3]. Y Ban (2014), Người đàn bà và những giấc mơ, NXB Thời đại, Hà Nội.
[4]. Lê Huy Bắc (2012), Văn học hậu hiện đại - lý thuyết và tiếp nhận, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[5]. Thái Thị Liễu Chi (2010), Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Y Ban và Nguyễn Ngọc Tư - từ góc nhìn phân tâm học, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học Huế.
[6]. Đỗ Hoàng Diệu (2005), Bóng đè, NXB Đà Nẵng
[7]. Bích Ngân (2010), Trăng mật ở đảo, NXB Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
[8]. Bích Ngân (2015), Ngày mới nhẹ nhàng, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
[9]. Nhiều tác giả (2014), Truyện ngắn đặc sắc về người mẹ, NXB Văn học, Hà Nội.
[10]. Hồ Anh Thái (2014), Những đứa con rải rác trên đường, NXB Trẻ, Hà Nội
[11]. Nguyễn Huy Thiệp (2003), tập truyện ngắn, NXB Trẻ, Hà Nội.