Tối ưu hóa quy trình chiết xuất và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng oxy hóa của cây Diếp cá (Houttuynia cordata)

Phan Ngọc Khôi1, , Phùng Thanh Sơn2
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này đã tập trung vào việc khảo sát hiệu suất thu hồi dịch chiết cây diếp cá (Houttuynia cordata) với các điều kiện khác nhau, đồng thời khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng oxy hóa của dịch chiết cây diếp cá. Kết quả cho thấy nồng độ ethanol chiết 96o; thời gian chiết 2 giờ, nhiệt độ chiết 50oC cho hiệu suất chiết tách dịch chiết cây diếp cá là cao nhất. Dịch chiết cây diếp cá có khả năng kháng được các chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa ở mức trung bình trong điều kiện thí nghiệm. Ngoài ra, dịch chiết còn có khả năng kháng oxy hóa cũng ở mức trung bình (IC50 = 62,237 mg/ml) so với mẫu đối chứng là vitamin C (IC50 = 23,374 mg/ml) ở các nồng độ thử nghiệm khác nhau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Phạm Hoàng Hộ (2006), “Cây có vị thuốc ở Việt Nam”, NXB Trẻ.
[2]. Hoàng Thanh Hương, Trần Quỳnh Hoa, Hà Việt Bảo, Nguyễn Danh Thục (2002), “Góp phần nghiên cứu thành phần flavonoid chiết xuất từ lá cây diếp cá Houttuynia cordata Thunb. của Việt Nam”, Tạp chí Dược học, tập 317, (số 9), tr. 13-15.
[3]. Phạm Ngọc Khôi, Lê Trọng Nghĩa (2016), “Khảo sát các điều kiện thu hồi dịch chiết và hoạt tính kháng khuẩn, kháng oxy hóa của dịch chiết bắp cải tím (Brassica oleracea)”, Tạp chí Khoa học Yersin, (số 01), tr. 23-29.
[4]. Phạm Ngọc Khôi, Nguyễn Bùi Minh Tâm (2016), “Khảo sát khả năng kháng khuẩn của dịch chiết bromelain từ cây dứa (Ananas comosus) trên vi khuẩn Shigella và Salmonella ứng dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh đường tiêu hóa”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, (tập 20, Phụ bản số 5), tr. 21-26.
[5]. Lai K. C., Chiu Y. J., Tang Y. J., Lin K. L., Chiang J. H., Jiang Y. L., Jen H. F., Kuo Y. H., Agamaya S., Chung J. G., Yang J. S. (2010), “Houttuynia cordata Thunb. extract inhibits cell growth and induces apoptosis in human primary colorectal cancer cells”, Anticancer Res., (30), p. 3549-3556.
[6]. Li J., Zhao F. (2015), “Anti-inflammatory functions of Houttuynia cordata Thunb. and its compounds: A perspective on its potential role in rheumatoid arthritis”, Exp. Ther. Med., (10), p. 3-6.
[7]. Đỗ Tất Lợi (2001), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, NXB Y học.
[8]. Lu H., Wu X., Liang Y., Zhang J. (2006), “Variation in chemical composition and antibacterial activities of essential oils from two species of Houttuynia Thunb.”, Chem. Pharm. Bull., (54), p. 936-940.
[9]. Satthakarn S., Chung W.O., Promsong A., Nittayananta W. (2015), “Houttuynia cordata modulates oral innate immune mediators: potential role of herbal plant on oral health”, Oral Dis., (21), p. 512-518.
[10]. Nguyễn Minh Cẩm Tiên, Phạm Ngọc Khôi (2016), “Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxy hóa của hợp chất polyphenol chiết xuất từ rễ cây mướp gai (Lasia spinosa L.)”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, (tập 20, phụ bản số 20), tr. 436-446.