Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh các trường trung học cơ sở ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

Phạm Như Công1,
1 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, kế hoạch thực hiện giáo dục địa phương là một thành phần hữu cơ của kế hoạch tổng thể thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường để hoàn thành nội dung giáo dục của tỉnh. Việc đưa nội dung giáo dục địa phương vào chương trình giáo dục phổ thông được kỳ vọng góp phần giữ gìn bản sắc, giáo dục giá trị tốt đẹp của quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho môn học này chưa có, đội ngũ giáo viên hiện tại chưa được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về giáo dục địa phương thì việc bố trí, phân công giáo viên giảng dạy, việc tổ chức giảng dạy và quản lí hoạt động giáo dục địa phương nói chung là một vấn đề khó, cần phải có biện pháp thực hiện hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn. Bài viết đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục địa phương của các trường trung học cơ sở ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước; từ đó, đề xuất định hướng một số biện pháp để nâng cao chất lượng quản lí hoạt động giáo dục địa phương của lãnh đạo các trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Bí thư Trung ương Đảng. (2015). Chỉ thị 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đaọ đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng. (2013). Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của hội nghị lần thứ 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.
Danh Trung (2023). Literature review on local education for high school students. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 12(3), 89-99. https://doi.org/10.52714/dthu.12.3.2023.1050.
Hồ Văn Thống, Nguyễn Văn Đệ, Thiều Văn Nam. (2023). Nghiên cứu quy trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai nội dung giáo dục địa phương ở trường phổ thông. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 12(01S), 19-25. https://doi.org/10.52714/dthu.12.01S.2023.1002.
Nguyễn Văn Đệ, Trần Đại Nghĩa. (2020). Giáo dục địa phương cho học sinh dựa theo mô hình Blended Learning. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1, tháng 11, 44-47.
Phạm Đình Nghiệp. (2000). Giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tình hình mới. NXB Thanh niên.