Khảo sát mức độ nhận biết về tầm quan trọng của giấc ngủ và đánh giá chất lượng giấc ngủ bằng thang đo PSQI đối với sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

Tô Thị Bích Thủy1,
1 Khoa Đại cương - Y sinh, Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm khảo sát mức độ nhận biết về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sinh viên đang học năm thứ nhất tại Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh và đánh giá chất lượng giấc ngủ thông qua việc sử dụng các chỉ số đo chất lượng giấc ngủ PSQI. Nghiên cứu sử dụng phương pháp xây dựng bảng hỏi khảo sát, gồm hai phần chính là khảo sát mức độ nhận biết về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sinh viên và đánh giá chất lượng giấc ngủ thông qua bảng câu hỏi đo chất lượng giấc ngủ PSQI phiên bản tiếng Việt. Kết quả khảo sát cho thấy, tổng điểm PSQI trung bình của sinh viên là 4,24 (SD = 2,64); có 88,3% sinh viên tự đánh giá chất lượng giấc ngủ của mình là tốt, trong khi thông qua kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 68,5% số người tham gia mới thực sự có chất lượng giấc ngủ tốt (tổng điểm PSQI ≤ 5); tỷ lệ sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém là 31,5% (tổng điểm PSQI > 5).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Adams, S. K., Williford, D. N., Vaccaro, A., Kisler, T. S., Francis, A., & Newman, B. (2017). The young and the restless: Socializing trumps sleep, fear of missing out, and technological distractions in first-year college students. International Journal of Adolescence and Youth, 22(3), 337-348. https://doi.org/10.1080/02673843.2016.1181557.
Buysse, D. J., Reynolds III, C. F., Monk, T. H., Berman, S. R., & Kupfer, D. J. (1989). The Pittsburgh Sleep Quality Index: a new instrument for psychiatric practice and research. Psychiatry research, 28(2), 193-213. https://doi.org/10.1016/0165-1781(89)90047-4.
Đỗ, T. B., Lê, T. Y. N., Nguyễn, T. Đ., & Võ, T. H. H. (2021). Khảo sát chất lượng giấc ngủ và ứng dụng chu kỳ giấc ngủ đối với sinh viên y khoa Trường Đại học Duy Tân. Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường, 47, 141-149. https://doi.org/10.47122/vjde.2021.47.19.
Hirshkowitz, M., Whiton, K., Albert, S.M., Alessi, C., Bruni, O., DonCarlos, L., Hazen, N., Herman, J., Katz, E.S., Kheirandish-Gozal, L., & Neubauer, D.N. (2015). National Sleep Foundation’s sleep time duration recommendations: methodology and results summary. Sleep health, 1(1), 40-43. https://doi.org/10.1016/j.sleh.2014.12.010.
Mollayeva, T., Thurairajah, P., Burton, K., Mollayeva, S., Shapiro, C. M., & Colantonio, A. (2016). The Pittsburgh sleep quality index as a screening tool for sleep dysfunction in clinical and non-clinical samples: A systematic review and meta-analysis. Sleep medicine reviews, 25, 52-73. https://doi.org/10.1016/j.smrv.2015.01.009.
Nguyễn, T. B. T. (2020). Nhận thức về chất lượng giấc ngủ của sinh viên điều dưỡng. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân, 06(43), 86-94.
Tô, M. N., Nguyễn, Đ. N., Phùng, K. L., Nguyễn, X. B. H., & Trần, T. X. L. (2014). Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh phiên bản tiếng Việt. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 18(6), 664-668.