Sáng tác của Hồ Anh Thái từ góc nhìn liên văn bản

Lê Thị Mỹ Phương1,
1 Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Từ việc trình bày những nội dung liên quan về lý thuyết liên văn bản, bài viết triển khai và đi vào phân tích biểu hiện của tính liên văn bản trong sáng tác của Hồ Anh Thái. Nghiên cứu tác phẩm của Hồ Anh Thái nhìn từ lý thuyết liên văn bản, có ý nghĩa quan trọng trong việc khai phá, giải mã những kiến thức về tôn giáo, triết học, lịch sử,... Đồng thời, có cách nhìn nhận khách quan về sự thể nghiệm nghệ thuật của nhà văn khi thâm nhập và lý giải những trầm tích văn hóa của Ấn Độ. Bài viết tập trung diễn giải yếu tố liên văn bản ở những phương diện: Dung hợp vỉa tầng văn hóa Ấn Độ; Tương tác giữa các thể loại văn học và Trích dẫn – một kiểu tính liên văn bản đặc biệt.Tiếp cận sáng tác của Hồ Anh Thái từ góc nhìn liên văn bản không phải điều mới lạ, nhưng thật sự cần thiết; có ý nghĩa củng cố những giá trị đã được ghi nhận, tiếp biến và bổ sung những giá trị còn ẩn tàng. Phân tích này một lần nữa khẳng định sự triển vọng của lí thuyết liên văn bản trong văn chương Hồ Anh Thái nói riêng và trong văn học Việt Nam nói chung.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Đỗ, T. C. V. (2021), Tương tác thể loại trong tiểu thuyết lịch sử Việt nam đương đại. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số (4), 56-59.
Frank, J. K. (2020). Sự thiêng hóa con bò trong Hindu giáo (Đỗ, Thu. Hà., dịch). Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số (6), 34-61.
Hồ, A. T. (2007). Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Đà Nẵng: NXB Đà Nẵng.
Hồ, A. T. (2022). Đức Phật, nữ chúa và điệp viên. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Trẻ.
Lại, N. Â. (2003). Văn học hậu hiện đại thế giới – Những vấn đề lý thuyết. Hà Nội: NXB Hội nhà văn.
Lê, H. B. (2015). Liên văn bản hay tiếp nhận của tiếp nhận, Tạp chí Nghiên cứu khoa học, số (7), 19-25.
Nguyễn, M. Q. (2001). Liên văn bản – sự triển hạn đến vô cùng của các tác phẩm văn học. Khoa học xã hội và nhân văn. Truy cập từ http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/gioi-thieu/nhan-su/cac-nha-nghien-cuu-cong-tac-voi-cac-khoa/1761-lien-vn-bn-s-trin-hn-n-vo-cung-ca-tac-phm-vn-hc.html
Nguyễn, T. T. (2010). Văn học thế giới mở. TP. Hồ Chí Minh: NXB Trẻ.
Nguyễn, V. H. (2019). Dấu ấn văn hóa Ấn Độ trong tư duy nghệ thuật của Hồ Anh Thái. Thành phố Hồ Chính Minh: NXB Văn hóa – Văn nghệ.
Nguyễn, V. T. (2019). Giáo trình Lý thuyết liên văn bản. Huế: NXB Đại học Huế.
Phương, L., & cs. (2006). Lí luận văn học. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Thái, P. V. A. (2010). Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn Hậu hiện đại. Văn nghệ quân đội. Truy cập từ https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/tieu_thuyet_viet_nam_dau_the_ki_xxi_goc_nhin_hau_hien_dai-4.html
Thái, P. V. A. (2017). Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI – Lạ hóa một cuộc chơi. Huế: NXB Đại học Huế.
Thích, N. H. (2009). Đường xưa mây trắng. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Văn hóa Sài gòn.
Trần, Q. H. (2017). Sự khác biệt của yếu tố liên văn bản trong sáng tác của Hồ Anh Thái và Haruki Murakami, Trường Đại học Tân Trào. Truy cập từ https://daihoctantrao.edu.vn/nckh-htqt/su-khac-biet-cua-yeu-to-lien-van-ban-trong-sang-tac-cua-ho-anh-thai-va-haruki-murakami-1079.html