Con người cô đơn trong thơ đi sứ của Nguyễn Đề

Phạm Chí Nguyện1,
1 Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nguyễn Đề là một trong những tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, một thời kỳ đầy biến động của lịch sử. Chính vì lẽ đó mà thơ của ông ít nhiều phản ánh hình ảnh của con người cô đơn trước thời cuộc. Kế thừa những thành tựu đi trước, bài nghiên cứu này sẽ tập trung khai thác một khía cạnh mới hơn về hình ảnh con người cô đơn trong thơ Nguyễn Đề. Cụ thể, bằng phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp kết hợp với phương pháp cấu trúc - hệ thống, bài viết đi sâu khám phá hình ảnh con người cô đơn qua nỗi u hoài trên ba bình diện chính: nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ bạn bè và nỗi nhớ người thân. Qua đó nghiên cứu đóng góp một phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu thơ ca của Nguyễn Đề. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Đoàn, T. V. (2015). Nguyễn Du và nỗi cô đơn sâu thẳm của đời người. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Văn học.
Lê, Q. T. (2019). Thơ Nguyễn Đề tuyển. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Văn học.
Mai, Q. L, & Nguyễn, M. H. (2015). Nguyễn Du toàn tập (Quyển 1). Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Văn học.
Nguyễn, T. P. (1995). Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Đề. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Khoa học Xã hội.
Trần, Đ. S. (1999). Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.