Nhu cầu việc làm của phụ nữ yếu thế ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang hiện nay

Phan Thái Bích Thuỷ1,
1 Trường Đại học An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mục đích xác định những mong muốn, đòi hỏi của phụ nữ yếu thế hiện nay đối với việc làm, qua đó, cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho nhóm yếu thế. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 384 phụ nữ yếu thế trong độ tuổi lao động hiện đang sinh sống tại thành phố Long Xuyên. Các phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố, thống kê mô tả và kiểm định ANOVA được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả cho thấy phụ nữ yếu thế quan tâm đến nhu cầu để tồn tại thông qua công việc hơn là nhu cầu để phát triển. Trong đó, nhu cầu ưu tiên là nhu cầu có được một công việc ổn định.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2013),“Những phát hiện chính từ báo cáo quốc gia: An sinh xã hội cho phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam”, http://www.unwomen.org/~/media/field%20office%20eseasia/docs/publications/2014/4/unw_shortreport_vietnam_final_2.ashx?v=1&d=20141202T120254. [
2]. Mai Ngọc Diệp (2008), Thực trạng tái hòa nhập cộng đồng của phụ nữ và trẻ em bị buôn bán trở về ở tỉnh An Giang, Đề tài cấp cơ sở, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường Đại học An Giang).
[3]. Trương Minh Đức (2011), “Ứng dụng mô hình định lượng đánh giá mức độ tạo động lực làm việc cho nhân viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn ERICSSON Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, (số 27), tr. 240-247.
[4]. Đàm Thị Thanh Hoa, Nguyễn Thu Anh, Dư, Saul Helfenbein và CS (2010), Khảo sát nhu cầu việc làm và năng lực của người sống chung với HIV và người sau cai tại Hà Nội, Tài liệu Hội nghị khoa học quốc gia về HIV/AIDS lần thứ 4.
[5]. Nguyễn Thị Thu Hoài (2013), “Vấn đề việc làm của phụ nữ khuyết tật”, Tạp chí Khoa học xã hội số 6 (178), tr. 8-15.
[6]. Quách Thị Hồng (2010), Thực trạng lao động việc làm của người nhập cư ở một số phường thuộc nội ô thành phố Long Xuyên, Đề tài cấp cơ sở, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường Đại học An Giang).
[7]. Bùi Xuân Nam (2010), Nhu cầu việc làm của người khiếm thính tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[8]. Trần Thị Thu Nguyệt (2012), Thực trạng tìm việc làm của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh An Giang, Đề tài cấp cơ sở, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường Đại học An Giang).
[9]. Phạm Văn Quyết và Phạm Anh Tuấn (2012), “Nhà nước Việt Nam với công tác hỗ trợ nhóm yếu thế”, Kỷ yếu Hội thảo ngày Công tác xã hội Thế giới năm 2012.