Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

Trần Đại Nghĩa1, , Nguyễn Thị Huế2
1 Trường Đại học Đồng Tháp
2 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hoạt động trải nghiệm góp phần quan trọng để hình thành nhân cách, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp. Vì vậy để đạt mục tiêu đó đòi hỏi công tác quản lý ở nhà trường cần phải hết sức xem trọng. Bài báo đánh giá kết quả thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở 7 trường trường tiểu học huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Kết quả khảo sát được chúng tôi xử lý SPSS 20.0 theo thang đo Likert 4 mức độ để tính điểm trung bình và tỷ lệ phần trăm, độ lệch chuẩn. Kết quả nghiên cứu được phân tích và đánh giá thực trạng cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong công tác quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học địa phương này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban chấp hànhTrung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành TW khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết của Hội nghị Trung Ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
Baysal1, Z. Nurdan; Özlem Apak Tezcan, KamilErsin Araç. (2018). Perceptions of Elementary School Students: Experiences and Dreams about the Life Studies Course. Universal Journal of Educational Research. 6(3), 440-454. DOI: 10.13189/ujer.2018.060311.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm hướng nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 về Ban hành chương trình giáo dục phổ thông.
Bevan & Kipka. (2012). Experiential learning is especially effective in fostering “talent management, leadership performance, competence development, change management, community involvement, volunteering, cross-cultural training and entrepreneurship. Management education students, 2012, p. 194.
Dewey, J. (Phạm Anh Tuấn dịch).(2012). Kinh nghiệm và Giáo dục. NXB Trẻ.
Makarenco, A.S. (1984). Giáo dục người công dân. Hà Nội: NXB Giáo dục.