Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng gây hại của sâu đục thân (Neurostrota gunniella busck, 1906) trên cây mai dương (Mimosa pigra L.) ở ngoại ô thành phố Huế
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mai dương (Mimosa pigra L.) là loài thực vật ngoại lai có khả năng sinh trưởng, phát triển và phát tán nhanh nên được xếp là loài cây dại nguy hiểm thứ 3 trên thế giới [3]. Biện pháp sinh học để diệt trừ cây mai dương đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm, trong đó sử dụng các loài thiên địch trên chính cây mai dương có thể xem là giải pháp lâu dài, an toàn và bền vững. Bài báo giới thiệu đặc điểm vòng đời, quá trình biến thái và khả năng gây hại cũng như tính chuyên hóa ký chủ của loài sâu đục thân (Neurostrota gunniella Busck, 1906). Vòng đời của sâu đục thân là 33 – 37 ngày. Sâu non là giai đoạn gây hại cây mai dương, chúng làm cành cây mai dương héo và chết. Loài này có tính chuyên hóa ký chủ cao, thời gian xâm nhiễm ngắn.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Từ khóa
sâu đục thân, mai dương, chuyên hóa ký chủ
Tài liệu tham khảo
[2] Forno I. W., Fichera J., and Prior S. (1999), "Assessing the Risk to Neptunia oleracea Lour. by the Moth, Neurostrota gunniella (Busck), a biological bontrol agent for Mimosa pigra L.", Proceedings of the X International Symposium on biological control of M pigra, Montana State University, USA, p. 449 - 457.
[3] Phạm Văn Lầm, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đúng, Phạm Hữu Khánh (2003), "Bước đầu đánh giá mức độ xâm lấn và nghiên cứu giải pháp trước mắt để phòng chống cây trinh nữ đầm lầy (Mimosa pigra L.) tại Vườn quốc gia Tràm Chim và Cát Tiên", Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về quản lý và phòng ngừa các loài sinh vật lạ xâm lấn, Hà Nội, tr. 82 - 92.
[4] Miller I. L., Nemestothy L., and Pickering S. E. (1981), "Mimosa pigra L. in the northern territory", Technical Bulletin, (51), tr. 2-6.
[5] Hoàng Thị Sản, Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Tề Chỉnh (1980), Hình thái và giải phẫu thực vật, NXB Giáo dục, tr. 106-109.
[6] Nguyễn Hồng Sơn, Trần Văn Mùi, Phạm Hữu Khánh (2007), "Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp phòng trừ cây trinh nữ thân gỗ (Mimosa pigra L.) ở Việt Nam", Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước, Viện Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tr. 87.