Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch và biện pháp xử lý đến chất lượng chôm chôm Java (Chợ Lách, Bến Tre)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát các yếu tố ảnh hưởng, bao gồm (i) thời gian tăng trưởng (80÷100 ngày), (ii) các biện pháp xử lý sau thu hoạch [acid citric (0,25; 0,5; 0,75%) kết hợp với clorua canxi (0,2; 0,3; 0,4%), ozone (1; 1,5; 2 ppm) trong 5 phút] đến chất lượng chôm chôm Java (trồng ở Chợ Lách, Bến Tre) sau thu hoạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời điểm thu hoạch tốt nhất là từ 90-95 ngày sau khi đậu trái, trái có màu đỏ sáng, độ Brix đạt 17,5-19. Các chỉ tiêu chất lượng của trái thay đổi đáng kể. Chôm chôm Java có thể duy trì chất lượng và khả năng bảo quản 15 ngày khi được xử lý kết hợp acid citric và clorua canxi (0,5% 0,4%) sau thu hoạch và tồn trữ ở 10oC trong bao bì PP.
Từ khóa
chôm chôm Java, thu hoạch, xử lý
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
[2]. Quách Đĩnh, Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Văn Thoa (2008), Bảo quản và chế biến rau quả, NXB Khoa học Kỹ thuật.
[3]. Ares G., Lareo C., Lema P. (2007), Modified Atmosphere Packaging for Posharvest Storage
of mushroom. A Review, Global Science Books.
[4]. Nguyễn Mạnh Khải (2005), Giáo trình bảo quản nông sản, NXB Giáo dục.
[5]. Xu L. (1999), Use of Ozone to Improve the Safety of Fresh Fruits and Vegetables, Food Technology, Vol. 53, No. 10.
[6]. Kondo S. (2007), Chilling-related browning of rambutan, Steward postharvest review, Vol. 6, No. 2
[7]. Mohamed S. and Othman E. (1988), Effect of packaging and modified atmosphere on the shelf- life of rambutan (Nephelium lappaceum), Pertanika.
[8]. Mohamed S., Othman E., Abduliah F. (1988), Effect of chemical treatment on shelf life of rambutan (Nephelium Lappaceum) - II. Pertanika.
[9]. Nguyễn Minh Thủy (2010), Kỹ thuật sau thu hoạch rau quả, NXB Nông nghiệp.
[10]. OHare T. J. (1995), Postharvest physiology and storage of rambutan, Postharv. Biol.Technol.