Ngôn ngữ trần thuật trong truyện thiếu nhi của Lê Văn Nghĩa
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Ngôn ngữ trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tác phẩm tự sự và thể hiện được tài năng của nhà văn. Bài viết nghiên cứu và chỉ ra những đặc sắc của ngôn ngữ trần thuật được sử dụng trong truyện thiếu nhi của Lê Văn Nghĩa. Nhà văn chủ yếu sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ nhưng có sự pha trộn với ngôn ngữ của những vùng miền, dân tộc khác tạo nên sự đa dạng trong văn hóa Sài Gòn. Nhiều chất liệu ngôn ngữ học đường được sử dụng tạo nên bức tranh hiện thực về cuộc sống, sinh hoạt của học sinh miền Nam trước năm 1975. Ngoài ra, nhà văn đã sử dụng đan xen lời của người trần thuật và lời của nhân vật để các em tự thể hiện những suy nghĩ, những tình cảm về bạn bè và những điều lo lắng trong cuộc sống.
Từ khóa
Ngôn ngữ trần thuật, Lê Văn Nghĩa, truyện thiếu nhi.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
Lê, B. H., Trần, Đ. S., & Nguyễn, K. P. (2004). Từ điển thuật ngữ văn học. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Lê, V. N. (2015). Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài, và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Trẻ.
Lê, V. N. (2016). Tụi lớp nhứt trường Bình Tây, cây viết máy và con chó nhỏ. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Trẻ.
Lê, V. N. (2020). Mùa tiểu học cuối cùng. Hà Nội: NXB Kim Đồng.
Nguyễn, V. L., & Lã, N. T. (2009). Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
Trần, Đ. S., Trần, N. H., Đỗ, V. H., La, K. H., C. K. L., Nguyễn, T. N. M., Lê, T. M., Lê, L. O., & Nguyễn, T. H. P. (2018). Tự sự học lí thuyết và ứng dụng. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Bùi Kim Trang, Điểm nhìn trần thuật trong một số truyện thiếu nhi của Lê Văn Nghĩa , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 13 Số 1 (2024): Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)