Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường trung học cơ sở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

La Thị Hồng Nhan1,
1 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Môn Lịch sử và Địa lí là môn học ở cấp trung học cơ sở của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 có vai trò quan trọng đối với việc hình thành, phát triển  các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực khoa học với biểu hiện đặc thù là năng lực lịch sử, năng lực địa lí; tạo tiền đề học sinh tiếp tục học lên trung học phổ thông. Môn học bao gồm nội dung giáo dục về lịch sử, địa lý và một số chủ đề liên môn, tích hợp, tích hợp các kiến ​​thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hóa, khoa học, tôn giáo,… Các mạch kiến thức lịch sử và địa lí được kết nối với nhau nhằm soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, trong hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lý theo hướng tích hợp giáo viên còn chậm đổi mới, chưa vào chiều sâu, giáo viên gặp khó khi dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Với việc nghiên cứu 160 khách thể gồm 40 cán bộ quản lý và 120 giáo viên trung học cơ sở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Bài báo đã chỉ ra những hạn chế trong việc quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lý cho học sinh các trường trung học cơ sở của địa phương này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư số 20/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2020). Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Hồ Thị Thu Hồ, Phạm Đức Thuận, Lê Văn Nhương, Trịnh Chí Thâm, Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Thị Thùy Mỵ và Nguyễn Thị Ngọc Phúc. (2022). Thực trạng và giải pháp cho dạy học môn Lịch sử - Địa lý cấp trung học cơ sở tỉnh Cà Mau theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 58, Số Giáo dục Đồng bằng sông Cửu Long (2022): 76-83.
Nguyễn Văn Huệ. (2016). Thực trạng việc dạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở hiện nay, nguyên nhân và những kiến nghị. Tạp chí Giáo dục, số 353, kỳ 1-3, 2015.
Phùng Thị Mỹ Bình. (2023). Quản lý hoạt động dạy học tích hợp môn Lịch sử và Địa lí ở trường trung học cơ sở. Journal of educational equipment: Education management, Volume 2, Issue 281 (January 2023) ISSN 1859 - 0810
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. (2019). Luật Giáo dục số 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019.