Đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp tài liệu môn học tại thư viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đo lường mức độ hài lòng của sinh viên về dịch vụ cung cấp tài liệu môn học, nhận định các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ trên. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang với dữ liệu khảo sát được thu thập từ 1.997 sinh viên thuộc các khóa học 43 đến 48 trong khoảng thời gian từ tháng 5/2023 đến tháng 5/2024. Kết quả cho thấy 66,9% sinh viên đánh giá hài lòng với dịch vụ. Một số yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ bao gồm các vấn đề về như việc thiếu đa dạng và cập nhật của tài liệu; Khó khăn trong truy cập tài liệu điện tử và vấn đề về chất lượng dịch vụ và hỗ trợ từ nhân viên thư viện. Kết quả của nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc đưa ra khuyến nghị để Thư viện cải thiện chất lượng dịch vụ, hỗ trợ hiệu quả công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Từ khóa
Chất lượng dịch vụ, sinh viên đại học, tài liệu môn học, thư viện đại học.
Tài liệu tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2024). Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT ban hành Chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đoàn, Q. H. (2022). Vai trò của giáo trình và tài liệu tham khảo môn học dạng điện tử trong xu thế giảng dạy trực tuyến của các trường đại học Việt Nam. Tạp chí Thông tin và Tư liệu, 2, 40-44.
Hoàng, V. M., & Lưu, N. H. (2020). Phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu trong nghiên cứu khoa học sức khỏe (Tập 2). Hà Nội: Trường Đại học Y tế công cộng.
Huỳnh, T. T., & Đoàn, Q. H. (2020). Giải pháp tăng mức độ đáp ứng về giáo trình, tài liệu tham khảo môn học tại Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Thông tin và Tư liệu, 5, 29-34.
Julie, E. I. (2012). Utilization of reference books by students: A case study of Covenant University, Nigeria. Chinese Librarianship: An International Electronic Journal, 34, 38-56.
Myers, C. S. (2022). Copyright and Course Reserves: Legal Issues and Best Practices for Academic Libraries. UK: Bloomsbury Publishing.
Nguyễn, C. T. (2016). Nhu cầu học liệu của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Kỷ yếu hội thảo Tiền đề để xây dựng học liệu mở đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ. Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam: đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ. Hà Nội: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 413-424.
Nguyễn, T. N., & Trần, T. T. (2022). Bộ sưu tập tài liệu môn học đối với chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong môi trường giáo dục đại học ở Việt Nam. Tạp chí Thông tin và tư liệu, 1, 22-29.
Nguyễn, T. T. H. (2016). Giải pháp nâng cao chất lượng học liệu các môn lý luận chính trị theo tín chỉ trong các trường đại học ở Việt Nam. Tạp chí Thông tin và tư liệu, 3, 33-38.
Nguyễn, V. H. (2008). Thư viện trường đại học với công tác phát triển học liệu phục vụ đào tạo theo tín chỉ. Tạp chí Thông tin và Tư liệu, 1/2008, 30-34.
Pitts-Noggle, S., & Rafferty, R. (2017). Investigating textbook reserves: A case study of two models for reserves collections. College & Research Libraries, 66-79. https://doi.org/doi:10.5860/crl.78.1.66.
Zakharov, W., Gerrish, T., Li, H., Davis, A. L., & Little, E. (2022). Exploring the electronic course reserves management and reading list tool leganto through the lenses of academic librarians and instructors. Journal of Library & Information Services in Distance Learning, 16(2), 168-180. https://doi.org/10.1080/1533290X.2022.2112801.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Trần Linh Phương, Thư viện đại học với công tác đào tạo năng lực công nghệ thông tin -truyền thông cho người sử dụng thư viện , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 13 Số 9 (2024): Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)