Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Nguyễn Thị Việt Hà1,
1 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hoạt động trải nghiệm là một khâu, một bộ phận của toàn bộ quá trình giáo dục, góp phần tạo ra sự thống nhất, khép kín của quá trình giáo dục. Ở nhà trường phổ thông nói chung và trường trung học cơ sở nói riêng, quá trình giáo dục và quá trình dạy học là hai quá trình bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể. Trong quá trình dạy học, ngoài việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống, cần phải hướng đến việc giáo dục nhân cách và hình thành các kỹ năng sống, phát huy vai trò chủ thể, tích cực trong hoạt động ở nhà trường và ngoài xã hội. Bài báo phân tích thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, đây là cơ sở để các cán bộ quản lý, giáo viên đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường trung học cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của mỗi đơn vị, đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông).
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Công văn số 334/BGDĐT-GDTrH ngày 24 tháng 01 năm 2019 về hướng dẫn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông.
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2001). Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
Đinh, T. K. T. (2019). Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới. NXB Đại học Sư phạm.
Đỗ, N. T. (2015). Hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ kinh nghiệm giáo dục quốc tế và vấn đề của Việt Nam. Tạp chí Khoa học Giáo dục, 115, 13-16. http://vjes.vnies.edu.vn/sites/default/files/noidung-13-16_0.pdf
Huỳnh, M. T. (2009). Bồi dưỡng năng lực hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên Cao đẳng sư phạm. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Kolb, A. Y., & Kolb, D. A. (2013). The Kolb Learning Style Inventory 4.0: A Comprehensive Guide to the Theory, Psychometrics, Research on Validity and Educational Applications. Boston, MA: Hay Resources Direct. Chapter.
Nguyễn, V. Đ., & Phạm, M. H... (2013). Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Quốc hội. (2014). Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.