Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Tạ Thị Hồng Hạnh1,2,
1 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Quản lý hoạt động giáo dục địa phương là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục địa phương đạt tới mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất. Trong thời gian qua, công tác quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng nói riêng đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng có nhiều hạn chế trong công tác quản lý và triển khai tổ chức hoạt động này. Để có cơ sở thiết yếu để các cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đề ra những biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm quản lý hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bài viết trình bày kết quả đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh các trường tiểu học ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương Đảng. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Công văn số 1106/BGD ĐT-GDTrH ngày 20 tháng 3 năm 2019 về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông.
Mai, T. L. H. (2014). Tích hợp dạy học lịch sử địa phương vào dạy học Lịch sử lớp 4, 5. Tạp chí Thiết bị Giáo dục, 108, 28-32.
Mai, T. L. H. (2019). Đề xuất quy trình dạy học tích hợp lịch sử, địa lý địa phương trong môn Lịch sử, địa lý địa phương ở Tiểu học. Tạp chí Giáo dục, 457(1), 25-28, 36.
Ngô, M. H., Nguyễn, H. D., & Nguyễn, H. H. (2013). Tài liệu dạy - học Lịch sử địa phương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Sử dụng trong các trường Tiểu học). NXB Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn, T. K. H. (2017). Tài liệu Giáo dục lịch sử địa phương Khánh Hòa cấp Tiểu học theo hướng tích hợp. Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh của tỉnh Khánh Hòa.
Nguyễn, V. Đ., & Phạm, M. H. (2013). Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học quản lí giáo dục. NXB Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn, V. Đ. (2013). Giáo dục Lịch sử địa phương giúp học sinh nâng cao hiểu biết về lịch sử vùng Đồng Tháp Mười. Tạp chí Giáo dục, 307(1), 49-50, 53.
Quốc hội. (2017). Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Vũ, T. N. (2011). Nghiên cứu biên soạn tài liệu giáo dục địa phương cho một số môn học cấp tiểu học của tỉnh Thái Nguyên. Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên.