Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học tập cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học tập cho học sinh đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm kết nối chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để cung cấp cho học sinh sự hỗ trợ sâu sắc trong lẫn ngoài lớp học. Bài viết trình bày thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học tập cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, thông qua điều tra bằng bảng hỏi từ cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh của 05 trường trung học cơ sở ở huyện Bình Tân. Kết quả khảo sát được xử lý số liệu theo thang đo 5 mức độ để tính giá trị phần trăm; tính điểm trung bình; độ lệch chuẩn và xếp hạng. Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học tập cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua được các nhà trường quan tâm nhưng vẫn còn những hạn chế bất cập cần khắc phục. Đây là cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học tập cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Từ khóa
Gia đình, hoạt động phối hợp, nhà trường, quản lý, trung học cơ sở.
Tài liệu tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2020). Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
Comenxki, J.A. (1997). Lí luận dạy học. NXB Sự thật.
Epstein, J. L. (2001). School, family, and community partnerships: Preparing educators andimproving schools. Westview Press.
Nguyễn, Q. B. (2006). Giáo trình nghiệp vụ Quản lý giáo dục. Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn, N. Q. (1992). Lý luận giáo dục học. NXB Giáo dục.
Nguyễn Thanh Dân. (2022). Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học tập cho học sinh lớp 10 ở các trường trung học phổ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Quốc hội. (2019). Luật số: 43/2019/QH14 Luật số: 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019, Luật Giáo dục.