Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

Huỳnh Thị Ánh Sương1,
1 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non là nhiệm vụ cấp thiết và thường xuyên của ngành giáo dục, là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục. Để có cơ sở cho các cấp quản lý, các cơ sở giáo dục mầm non ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang xác định các biện pháp khả thi nhằm phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Bài viết trình bày kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của 190 cán bộ quản lý và giáo viên mầm non về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang qua các nội dung đánh giá gồm: Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ; tuyển chọn và sử dụng đội ngũ; đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ; kiểm tra, đánh giá phát triển đội ngũ giáo viên mầm non; có hình thức thi đua khen thưởng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đội ngũ giáo viên mầm non.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư số 26/1018/TT- BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 về việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2020). Thông tư số 52/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 về việc ban hành Điều lệ trường mầm non.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021 về ban hành Chương trình Giáo dục mầm non.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2023). Thông tư số 19/2023/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 12 năm 2023 về hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập.
Đệ, N. V. (2006). Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn hiện nay. Tạp chí Giáo dục, 140, 39-40.
Đệ, N. V., Giản, P. M. & Bản, N. V. (2014). Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên mầm non tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 10, 3-7. https://doi.org/10.52714/
dthu.10.10.2014.137
Đệ, N. V., & Hùng, P. M. (2013). Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
Quốc hội. (2019). Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019.