Xây dựng hệ thống bài tập luyện dấu câu theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3 ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp thực chất là dạy học vì mục đích giao tiếp - dạy về giao tiếp và dạy trong giao tiếp. Nó được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học. Trong đó, phương pháp dạy học, các kĩ năng được hình thành thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên. Đặc biệt, nội dung học dấu câu có vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp bằng chữ viết. Vì vậy, việc gia tăng cơ hội cho học sinh được tiếp xúc với nhiều dạng bài tập hơn và việc xây dựng hệ thống bài tập về luyện dấu câu theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3 là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập gồm ba nhóm bài tập lớn: nhóm bài tập tìm và nhận diện dấu câu, nhóm bài tập sử dụng dấu câu và nhóm bài tập sửa lỗi sử dụng dấu câu. Đồng thời, chúng tôi đã thiết kế một bài mẫu cho mỗi dạng bài tập, giúp giáo viên có thể dễ dàng thiết kế các bài tập còn lại theo cách tương tự để áp dụng vào việc dạy học dấu câu tiếng Việt.
Từ khóa
Bài tập, học sinh, luyện tập dấu câu, năng lực giao tiếp.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
Đặng, T. H. (2012). Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực. Tạp chí Quản lí giáo dục, Số 126, 52-54.
Đỗ, H. C. (Chủ biên). (1996). Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.
Hoàng, P. (Chủ biên). (2000). Từ điển tiếng Việt. Hà Nội: Trung tâm từ điển học.
Mai, N. C., & cs. (2003). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Nguyễn, N. Y. (1996). Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Nguyễn, T. L. K. (Chủ biên). (2022a). Sách giáo viên Tiếng Việt 3 (tập 1) (Bộ sách Chân trời sáng tạo). Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn, T. L. K. (Chủ biên). (2022b). Sách giáo viên Tiếng Việt 3 (tập 2) (Bộ sách Chân trời sáng tạo). Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn, T. A. (2019). Một số cách tiếp cận khái niệm “năng lực” trong giáo dục. Tạp chí Giáo dục, Số 462 (tháng 9), 24-28.
Nguyễn, T. H. (2002). Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực hành môn Giáo dục học nhằm rèn luyện năng lực tổ chức hoạt động giáo dục cho sinh viên sư phạm. Kỉ yếu hội nghị khoa học nghiên cứu sinh, 64-67.
Trần, T. H. L. (Chủ biên). (2008). Bài tập rèn kĩ năng sử dụng câu tiếng Việt cho học sinh tiểu học. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
Trần, T. H. L. (Chủ biên). (2008). Dạy học dấu câu tiếng Việt cho học sinh tiểu học. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.