Xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Việc xây dựng văn hóa trường mầm non là quá trình xây dựng các hoạt động chăm sóc, giảng dạy và giáo dục nhân cách cho trẻ một cách phù hợp, hiệu quả, đồng thời hình thành những chuẩn mực ứng xử văn minh lịch sử và thân thiện. Thông qua phương pháp khảo sát điều tra bằng phiếu hỏi gửi đến 30 cán bộ quản lý và 100 giáo viên ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi tiến hành phân tích và đánh giá công tác xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường mầm non huyện Long Phú, kết quả cho thấy công tác này đã đạt được những kết quả đáng kể, với nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các trường mầm non ở huyện Long Phú vẫn còn gặp phải một số hạn chế chưa được khắc phục kịp thời. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực tiễn này, chúng tôi đề xuất các biện pháp nhằm xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường mầm non huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng trong bối cảnh hiện nay góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non nói riêng.
Từ khóa
Trường mầm non, văn hóa, văn hóa nhà trường, xây dựng văn hóa nhà trường.
Chi tiết bài viết

This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
Đỗ, T. S. (2016). Phát triển năng lực nhà giáo trong xây dựng văn hóa nhà trường. Tạp chí quản lí giáo dục, số 83.
Hồ, B. T.. (2009). Bàn về xây dựng văn hóa học đường. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Văn hóa học đường - lý luận và thực tiễn”, Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, 2011, tập 3. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
Lê, T. T. L. (2023). Thực trạng và biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 12(04S), 190-200. https://doi.org/10.52714/dthu.12.04S.2023.1194.
Nguyễn, T. M. L. (2009). Quản lý, hiệu trưởng nhà trường thế kỷ XXI. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.
Nguyễn, V. B. H. (chủ biên), Nguyễn, T. M. N., & Nguyễn, X. T. (2017). Giáo trình văn hóa tổ chức vận dụng vào phân tích văn hóa nhà trường. Hà Nội: NXB Đại học sư phạm.
Nguyễn, H. M. Đ., & Huỳnh, M. T. (2024). Thực trạng quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở các trường tiểu học thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 13(01S), 167-174. https://doi.org/10.52714/dthu.13.01S.2024.1311.
Phạm, Q. H. (2009). Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Văn hóa học đường - lí luận và thực tiễn”. Hội Khoa học Tâm Lý - Giáo dục Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ. (2022). Chỉ thị số 08/CT-TTg, ngày 01/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường.
Trần, K. (1998). Yếu tố văn hoá trong nhà trường phổ thông" trong ấn phẩm: Văn hoá và Giáo duc, Giáo dục và Văn hoá (Chủ biên Phạm Minh Hạc). Hà Nội: NXB Giáo dục.
Trần, T. H. (2016). Xây dựng văn hóa nhà trường mầm non trong bối cảnh hiện nay. Tạp chí Giáo dục, Số Đặc biệt, tháng 12/2016, 6-10. http://lib.yhn.edu.vn/bitstream/YHN/35421/1/yt%20213.pdf.
Trung tâm Truyền thông Giáo dục. (22/08/2022). Đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường: Không chỉ riêng ngành Giáo dục làm được. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Truy cập từ https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=8071.
Vũ, Đ. M. & Nguyễn, T. V. (2016). Kỹ năng nghiệp vụ công tác văn hóa-xã hội ở xã, phường, thị trấn. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật.