Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học theo tiêu chuẩn nghề nghiệp ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng

Trần Huỳnh Hân1,
1 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học được áp dụng cho giáo viên tiểu học tại các cơ sở giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là hệ thống yêu cầu cơ bản bao gồm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức và kỹ năng sư phạm mà mỗi giáo viên tiểu học cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học. Đồng thời chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học cũng là cơ sở để giáo viên tự đánh giá năng lực nghề nghiệp của mình, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ. Tuy nhiên, việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học nói chung và đội ngũ giáo viên các trường tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Những bất cập này đặt ra yêu cầu cần có các biện pháp cụ thể, hiệu quả để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Dựa trên cơ sở lý luận về đội ngũ giáo viên tiểu học và khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tại địa phương. Các biện pháp này không chỉ có tính cấp thiết trong bối cảnh hiện nay mà còn đảm bảo tính khả thi cao, hướng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương. (2013). Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2020). Điều lệ trường tiểu học, ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020.
Đàm, T. T. T. (2021). Một số yếu tố quyết định đến sự phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Tạp chí Dạy và học ngày nay.
Đặng, Q. B., & Phạm, M. G. (Chủ biên). (2022). Tổ chức quản lý giáo dục trường học. NXB Thông tin và Truyền thông.
Lê, T. H. (2023). Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Tạp chí Thiết bị Giáo dục, 2(289), 155–157.
Nguyễn, H. T. (2023). Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Tạp chí Thiết bị Giáo dục, 1(290), 152-154.
Phạm, Q. T. (2018). Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Đồng Tháp, 34, 9-13.
Phạm, T. D. (2014). Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới căn bản và toàn diện. NXB Giáo dục Việt Nam.
Phạm, T. D. (2017). Học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. NXB Dân trí.
Phạm, V. V. (2001). Giáo dục học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trần, K. Đ. (2022). Quản lý đào tạo và quản trị nhà trường hiện đại. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vũ, T. T. H. (2015). Quản lý hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tạp chí Khoa học Quản lý Giáo dục, 3, 66-73.