Thực trạng quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Trần Hửu Nghĩa1,2,
1 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Education Solutions Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hoạt động xã hội hóa giáo dục nhằm tạo ra môi trường giáo dục toàn diện, kết nối nhà trường, gia đình và cộng đồng để nâng cao chất lượng giáo dục. Qua đó, việc huy động nguồn lực từ xã hội để cải thiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và tăng cường các hoạt động ngoại khóa, hỗ trợ học sinh phát triển toàn diện nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Để có cơ sở cho các cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục, bài viết trình bày kết quả đánh giá thực trạng quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Cao Lãnh thông qua việc khảo sát ý kiến của 120 khách thể gồm 30 cán bộ quản lý và 90 giáo viên ở các trường trung học cơ sở. Qua số liệu khảo sát và kết quả phỏng vấn cho thấy, công tác quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên vần còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải được cải thiện tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành TW khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Đặng, Q. B. (1995). Quản lý giáo dục một số khái niệm và luận đề. Hà Nội: Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo.
Nguyễn, C. L. (2024). Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế: thực trạng và một số khuyến nghị. Tạp chí Giáo dục, 24 (số đặc biệt 1), 206-212. https://tcgd.tapchigiaoduc.edu.vn/index.php/tapchi/article/view/1585.
Nguyễn, V. Đ., & Phạm, M. H. (2013). Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáodục. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn, V. T., & Hồ, V. T. (2023). Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 12(01S), 26-38. https://doi.org/10.52714/dthu.12.01S.2023.1003.
Phan, H. T. (2019). Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, tháng 7, 78-82; 77.
Quốc hội. (2019). Luật Giáo dục số 43/2019/QH14, ban hành ngày 14/6/2019.
Thủ tướng Chính phủ. (2012). Quyết định số 711/QĐ-TTg, ngày 13/6/2012 về phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020”.