Tinh thần nhân văn trong truyện ngắn Trúc Phương

Lê Thị Kim Lanh1,
1 Thư viện, Trường Đại học Cửu Long, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trúc Phương là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Sinh ra, lớn lên trên vùng đất Nam Bộ nghĩa tình, nhà văn từng cầm súng chiến đấu, nếm trải đủ mùi vị của bi kịch cuộc đời, chứng kiến cuộc sống con người với bao điều tốt xấu đan xen nhau từ chiến tranh cho đến lúc hòa bình. Bởi thế, tinh thần nhân văn trong ngắn truyện của ông hiện lên xuyên suốt, rõ nét. Từ nội dung đến nghệ thuật, truyện ngắn Trúc Phương chứa đựng những tình cảm vô cùng sâu sắc cùng hình ảnh con người với những mất mát, đau thương trong cuộc sống. Nhà văn thấu hiểu, cảm thông, xót xa cho số phận đau đớn của con người; mạnh dạn phơi bày thảm cảnh đời sống nhân dân với những bất bình; từ đó trân trọng và tôn vinh vẻ đẹp con người. Điều đọng lại sau khi đọc truyện ngắn Trúc Phương là sự chiêm nghiệm, tỉnh giác trong mỗi chúng ta. Với tinh thần phê phán để nhìn nhận và hoàn thiện, tác giả dựng lên một bức tranh với những con người tuyệt đẹp trước sự tàn nhẫn của xã hội bằng giọng điệu mạnh mẽ, táo bạo. Quan trọng ẩn chứa đằng sau đó là tinh thần nhân văn với sự bao dung, nhân ái, đầy cảm thông, chia sẻ khi nhìn nhận con người ở nhiều mặt của cuộc sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hà, M. Đ. (Chủ biên). (1995). Lí luận văn học. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Lê, B. H., Trần, Đ. S., & Nguyễn, K. P. (Đồng chủ biên). (1992). Từ điển thuật ngữ văn học. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Nguyễn, P. H. (2001). Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.
Phan, C. Đ. (2007). Văn học Việt Nam thế kỷ XX. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Phạm, T. H. (2012). Truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị Miền Nam giai đoạn 1954-1965. Cần Thơ: Chi nhánh NXB Giáo dục.
Phương, L., Trần, Đ. S., Nguyễn, X. N., Lê, N. T., La, K. H., & Thành, T. T. B. (2004). Lí luận văn học. Hà Nội: NXB Giáo dục.