Những yếu tố tác động đến thực trạng và nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng, y tế cho trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở tỉnh An Giang
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Qua khảo sát 130 người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ em và 40 tổ chức cung cấp dịch vụ trực tiếp cho trẻ em, nghiên cứu này chỉ ra rằng vẫn còn những khoảng trống nhất định trong việc hỗ trợ thức ăn, chất dinh dưỡng cũng như các hoạt động chăm sóc y tế cho trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ embị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Phát hiện chính của nghiên cứu cho thấy quyền được sống còn và quyền được phát triển của trẻ em bị ảnh hưởng bởi H và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS chưa được đảm bảo đầy đủ, một số yếu tố như mức sống gia đình, tình trạng nhiễm H là những tác động chính đến nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng và yếu tố "tình trạng có HIV của trẻ" có ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu chăm sóc y tế của trẻ em. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV trên địa bàn tỉnh, và đối với người chăm sóc trẻ trong việc tăng cường và mở rộng các hoạt động hỗ trợ về dinh dưỡng và y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ em.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Từ khóa
Trẻ em, HIV/AIDS, chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc y tế
Tài liệu tham khảo
[2]. Trần Thị Kim Liên (2015), Thực trạng và nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng, y tế cho trẻ bị nhiễm HIV/AIDS và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở tỉnh An Giang, Đề tài NCKH cấp cơ sở.
[3]. VAAC, UNW, UNAIDS, PEMA (2010), Evaluation of the epidemiological impact of harm reduction programs on HIV in Vietnam.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Trần Thị Kim Liên, Chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông tỉnh An Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục- một số phân tích định lượng , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 41 (2019): Phần A - Khoa học Xã hội và Nhân văn