Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Vũ Thị Loan1,
1 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Những năm gần đây, đạo đức của học sinh thành phố Cần Thơ nói chung, các trường trung học phổ thông huyện Cờ Đỏ nói riêng có nhiều tiến bộ; tuy nhiên, một bộ phận học sinh trung học phổ thông huyện Cờ Đỏ đã có biểu hiện thiếu văn hóa, xuống cấp về đạo đức, lối sống; giải thích hiện tượng này, các nhà quản lý giáo dục chỉ ra, nguyên nhân là do nhiều trường chưa thực hiện đầy đủ nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, bài viết trình bày biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tại địa phương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Phạm Minh Hạc (2002), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[2]. Đặng Vũ Hoạt (1992), “Đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức của học sinh” , Tập san Nghiên cứu giáo dục, số 8/1992.
[3]. Trần Hậu Kiểm (1997), Đạo đức học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4]. Hồ Chí Minh (1997), Vấn đề về Đạo đức, NXB Giáo dục, Hà Nội.