Nghiên cứu qui trình sản xuất nước giải khát lên men từ củ năng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Củ năng tươi được rửa, nghiền, lọc và hồ hóa trước khi thực hiện các thí nghiệm tối ưu hóa các quá trình dịch hóa, đường hóa và lên men. Kết quả thí nghiệm cho thấy, chúng ta có thể tạo ra một sản phẩm nước giải khát lên men từ củ năng có giá trị cảm quan cao (16.8/20) và có chứa hoạt chất chức năng gallocatechin gallate, có lợi cho sức khỏe (chống loãng xương, giảm cholesterol xấu, kháng khuẩn,...) khi tuân thủ qui trình sau. Củ năng tươi được nghiền với nước sạch với tỉ lệ 1:9, hồ hóa ở nhiệt độ 100oC trong 30 phút, dịch hóa bởi enzyme a-amylase với tỉ lệ 0.01ml/100ml dung dịch ở nhiệt độ 75oC trong thời gian 60 phút. Enzyme amyloglucosidase được cho vào dung dịch với hàm lượng 0.03ml/100ml dung dịch và thực hiện quá trình đường hóa ở nhiệt độ 60oC trong thời gian 120 phút. Nấm men Saccharomyces cerevisiae bổ sung vào dịch lên men ở pH 5.5 với tỉ lệ 2% (w/v) và lên men ở nhiệt độ 30oC trong 12 ngày.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
[2]. Nguyễn Đức Lượng (2002), Công nghệ vi sinh vật tập 1. 2, NXB ĐHQG. TP HCM.
[3]. Lê Văn Việt Mẫn (2009), Công nghệ chế biến thực phẩm, NXB ĐHQG. TP HCM.
[4]. Lương Đức Phẩm (2006), Nấm men công nghiệp, NXB KHKT.
[5]. Huỳnh Thị Minh Trang (2009), Nghiên cứu sản xuất rượu chức năng từ sắn dây, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn.
[6]. Hà Duyên Tư (2006), Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm, NXB KH và KT.
[7]. Lê Cảnh Tuấn (2010), Nghiên cứu quy trình sản xuất nước giải khát chanh dây lên men, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Nha Trang.
[8]. Steve Diver (2000), Chinese water chestnut, NCAT Agriculture Specialist.
[9]. Alan Wiseman (2010), Handbook of Enzyme Biotechnology, Ellis Hoord.